Phòng chữa bệnh tim mạch, cholesterol cao

Thông tin từ Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy, dù miền Bắc mới chỉ trải qua đợt rét đầu mùa nhưng số bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu cơ tim đã tăng mạnh. Thông thường, cứ sau những đợt rét đậm, rét hại, lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch đổ về Viện lại tăng đột biến. Vì vậy, việc phòng, chống bệnh tim mạch, cholesterol tăng cao đối với những người có nguy cơ hoặc đã nhiễm bệnh là yêu cầu bức thiết.

 

“Thủ phạm” của tim mạch: Cholesterol cao


Ngay từ những ngày rét đầu mùa, bà Lý Thị Thiệu, 67 tuổi, nhà CT5 X2 khu đô thị mới Linh Đàm, Hà Nội, đã thấy người mệt lả. Gắng gượng cho qua nhưng vẫn thấy bất thường, thở khó, bà liền tự đến phòng khám ngay gần nhà để kiểm tra. Tại đây, bác sỹ xác định nhịp tim bà Thiệu yếu, đuối sức, liền cho chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các bác sỹ đã nhanh chóng xác định bà Thiệu bị nhồi máu cơ tim… Ông Thuận, chồng bà Thiệu cho biết: “Trước đây đi khám sức khỏe, bà nhà tôi đã bị hàm lượng cholesterol cao. Các bác sỹ nói đây là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và dặn dò chế độ sinh hoạt, ăn uống phải cẩn thận. Nhưng không ngờ nó lại diễn biến nhanh đến thế!”.


 

Y học đã khẳng định, cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Ở những người có chế độ ăn tùy tiện, ít vận động nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.


Khi lượng cholesterol tăng cao, sẽ dễ dàng lắng đọng lại trong thành mạch, làm hẹp và có thể gây tắc nghẽn. Cholesterol lắng đọng ở thành mạch lâu dần tạo thành mảng xơ vữa khiến mạch máu chai cứng và hẹp dần lại, tuần hoàn máu qua nơi đó bị cản trở. Nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc mạch, tắc mạch tại tim gây nhồi máu cơ tim, tại não gây tai biến mạch máu não… Theo một số các báo cáo lâm sàng cholesterol máu cao còn liên quan chặt chẽ tới bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thận nhiễm mỡ…


Điều đáng lo ngại là cholesterol máu cao không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, mà âm thầm gây ra những tác hại trên cơ thể người bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ biết mình mắc bệnh khi tình cờ khám sức khỏe hoặc nhập viện do những hậu quả nguy hiểm do bệnh gây ra. Khi đó tính mạng người bệnh đã bị đe dọa và chi phí điều trị cũng tốn kém lên rất nhiều, như trường hợp bà Thiệu đã kể trên. Do đó, chúng ta rất cần phải hiểu rõ tường tận chứng bệnh này để có chế độ sinh hoạt, ăn uống nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa sự “xâm nhập” âm thầm của chứng bệnh nguy hiểm này.

 

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa bệnh


Theo các bác sỹ, thói quen ăn quá nhiều đạm động vật, ít rau xanh, uống rượu, hút thuốc lá… khiến nguy cơ bị rối loạn lipít máu tăng cao, dẫn đến thừa cholesterol, gây nguy cơ mắc một loạt các bệnh tim mạch. Vì thế, để việc phòng tránh nguy cơ của bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý.


Sữa đậu nành là sản phẩm được bác sỹ khuyên dùng hàng ngày để phòng chống bệnh tim mạch, cholesterol cao. Trong đó, nên dùng các sản phẩm sữa đậu nành chế biến từ các nhà sản xuất uy tín, được giữ nguyên tinh chất, công nghệ sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phầm như sữa đậu nành Number 1 Soya của Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Đây là sản phẩm được chế biến bằng công nghệ tách vỏ hiện đại của Nhật Bản, loại bỏ những enzym có hại và giữ lại 100% dưỡng chất đậu nành.

Lời khuyên cho mọi người là nên bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, tăng cường các loại rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày; ăn nhiều cá; giảm đồ ngọt; hạn chế chất béo từ động vật, thực phẩm chiên xào và các thực phẩm chế biến sẵn… Đặc biệt, việc dùng các sản phẩm chế biến từ đậu nành giúp ích rất nhiều cho việc giảm cholesterol xấu và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.


Hầu hết những nghiên cứu về đậu nành đều tập trung vào tác dụng giảm mức cholesterol trong máu hoặc vai trò như một chất chống ôxy hóa của nó. Những kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, nếu dùng prôtêin đậu nành thay thế cho prôtêin động vật thì sẽ làm giảm được cholesterol xấu trong máu.


Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g prôtêin từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”, ông Wahida Karmally - Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving cho biết. Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g prôtêin từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là lý do khiến chúng ta cần phải lưu tâm bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các sản phẩm chế biến từ đậu nành, đặc biệt đối với những người đã bị cholesterol cao, bệnh tim mạch.


T.C

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN