Phòng bệnh dậy thì sớm

Hỏi:

Con trai tôi mới 9 tuổi nhưng cháu đã có sự phát triển khác hẳn so với bạn bè cùng lớp, không chỉ cao to mà giọng nói cũng có sự thay đổi. Đi khám, bác sĩ kết luận cháu có biểu hiện dậy thì sớm. Xin cho tôi hỏi cháu phát triển sớm như vậy có ảnh hưởng gì đến chiều cao sau này hay không?

Nguyễn Minh Hà (Q 1 – TP. HCM)


Trả lời:

Chị Minh Hà thân mến!

Những đứa trẻ dưới 9 tuổi, thậm chí mới chỉ 3 đến 6 tuổi, có biểu hiện của tuổi dậy thì đến khám ngày một nhiều. Hầu hết các cháu được bố mẹ đưa đến khám khi đã có những biểu hiện khá rõ rệt như cháu gái có núm vú phát triển, có kinh; nam có ria mép, long mu, tinh trùng… trong số này, đại đa số là trẻ em thành phố.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ “chuyển kênh” sang người lớn sớm được xác định là do hậu quả phơi nhiễm các loại hóa chất gia dụng, ăn thịt động vật nuôi bằng thuốc kích thích tăng trưởng, lạm dụng thuốc bổ không kiểm soát… Ngoài ra, hàm lượng melatonin trên não giảm do xem tivi và chơi game trên máy vi tính quá nhiều cũng là yếu tố thúc đẩy dậy thì sớm. Điều này giải thích tại sao xã hội càng phát triển thì lứa tuổi dậy thì lại càng “trẻ hóa”: Tuổi dậy thì trung bình ở trẻ Việt nam cách đây hơn 10 năm là 13-14 tuổi, nhưng hiện nay đã giảm xuống còn 10,4 tuổi. Đáng nói, những trẻ dậy thì từ 8-9 tuổi, thậm chí mới 3 tuổi ngày càng nhiều.

Cao to trước – thấp lùn sau

Hệ lụy dễ nhìn thấy nhất là tuy dậy thì sớm về sinh lý nhưng tâm lý lại chưa phát triển kịp nên những trẻ này rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng quấy rối tình dục. Đó là chưa kể những trẻ em gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc những căn bệnh ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng… cao hơn trẻ bình thường, còn trẻ nam dậy thì sớm có thể bị vô sinh.

Ngoài ra các hoóc môn gây dậy thì sớm thúc đẩy xương phát triển khiến trẻ phát triển chiều cao khá nhanh so với bạn bè cùng lứa. nhưng do quá trình phát triển thể chất chưa hoàn thiện nên các đầu xương sẽ mau chóng chững lại, ngừng phát triển. Hậu quả là trẻ dậy thì sớm thua kém về chiều cao so với các bạn bình thường khi đến tuổi trưởng thành. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho trẻ và không cách gì bù đắp được, vì một khi giai đoạn dậy thì đã qua đi thì sự đầu tư về dinh dưỡng không còn tác dụng.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu như thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ… vì những chất này dễ dẫn tới cốt hóa xương sớm, tăng tiết hoóc-môn giới tính.

Về lâu dài cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, vừa có thể đảm bảo đủ dưỡng chất thúc đẩy phát triển chiều cao vừa bổ sung thành phần kiểm soát hoóc-môn tăng trưởng, đưa hai quá trình phát triển thể chất và sinh lý về cùng một “pha”, tốt nhất là sử dụng nguồn dưỡng chất từ thiên nhiên.

Gần đây, các chuyên gia của tập đoàn Namyang – tập đoàn bơ sữa hàng đầu của Hàn Quốc đã công bố chính thức dưỡng chất “KI - 180” (Pluskids Calcium), loại nguyên liệu gồm: Canxi rong biển, chiết xuất rong tiểu câu, bột sữa non và nhiều loại thảo dược khác có tác dụng hỗ trợ quá trình tăng trưởng của xương, tế bào xương. Dưỡng chất này còn làm chậm lại quá trình dậy thì trước khi xương bản tăng trưởng liền nhau do dậy thì sớm, đồng thời kích thích hoạt động của tế bào sụn, giúp trẻ cao tối đa mà vẫn an toàn. “KI - 180” cũng đã được Viện nghiên cứu Hàn Quốc cấp bằng sáng chế độc quyền và được bổ sung trong sản phẩm sữa bột đặc biệt cao cấp I am Mother Kid (dành cho trẻ từ 1 đến 15 tuổi) của tập đoàn Namyang, như một giải pháp an toàn cho sự phát triển thể chất và trí não mà không đẩy nhanh quá trình dậy thì sớm ở trẻ.

Hi vọng, những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp chị có thêm thông tin bổ ích trong quá trình nuôi dưỡng con yêu của mình!

Thân ái!

Thái Hồng
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN