Phát triển bền vững biển, đảo

Sẵn sàng ra quân huấn luyện


Các lực lượng thuộc Quân chủng Hải quân, đang chuẩn bị những bước cuối cùng để đồng loạt ra quân huấn luyện năm 2014.


Phương châm huấn luyện năm 2014 được xác định “Huấn luyện cơ bản, thiết thực, vững chắc, đồng bộ, chuyên sâu”, coi trọng huấn luyện thực hành, sát thực tế, thực địa; sát tình huống chiến đấu; huấn luyện vòng tổng hợp, lấy thao trường làm chiến trường. Đối với các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa tập trung huấn luyện phòng thủ bảo vệ đảo, có sức cơ động nhanh, nâng cao tinh thần cảnh giác phát hiện mục tiêu từ xa.

Các nhà giàn DK1 tập trung huấn luyện các phương án tác chiến, rời nhà, bắn mục tiêu trên không, mặt nước. Kết hợp chặt chẽ huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, xây dựng nền nếp chính qui, rèn luyện kỷ luật. Hiện các đơn vị đang tổ chức luyện tập diễu duyệt đội ngũ tay không, huấn luyện điều lệnh, làm mô hình học cụ phục vụ ngày xuất quân vào 1/3.


Quân chủng Hải quân đã được biên chế đủ “Thủy quân lục chiến” 5 thứ quân gồm: Hải quân đánh bộ, pháo tên lửa bờ, tàu mặt nước, tàu ngầm và không quân hải quân, hoàn toàn đủ sức chiến đấu thắng lợi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong mọi tình huống.


Mai Thắng

 

Tạo nguồn lực phát triển y tế biển đảo


Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam, trước khi xây dựng được mạng lưới y tế hoàn chỉnh phục vụ phát triển y tế biển đảo thì việc đào tạo tại chỗ và trao tặng tủ thuốc là cách làm hiệu quả phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ngư dân.


Hiện Việt Nam có khoảng 130.000 tàu cá, trong đó có 30.000 tàu đánh bắt xa bờ. Thời gian hoạt động của tàu xa bờ trên ngư trường từ một đến vài tháng, môi trường làm việc khắc nghiệt, rủi ro trong quá trình làm việc trên biển... Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của ngư dân. Ngư dân có nguy cơ mắc những bệnh từ đau đầu, đau bụng, đau dạ dày đến những tai nạn gây đa chấn thương hoặc ngừng tim, ngừng tuần hoàn...

 

Trong những trường hợp này, nếu tàu không có nhân viên y tế hoặc người có hiểu biết sơ đẳng về cách sử dụng thuốc, sơ cứu để đưa người bệnh về cơ sở y tế gần nhất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Các trường hợp khác, nếu được sơ cứu ngay tại tàu, ngư dân vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa không mất thêm thời gian, chi phí để di chuyển tìm nơi khám và điều trị bệnh. Yêu cầu phải có mạng lưới y tế biển cấp thiết như vậy nhưng thực tế phần lớn các tàu cá, cả gần và xa bờ chưa có nhân viên y tế, chưa có tủ thuốc dự phòng.


Minh Thu

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN