Ông Obama loại trừ hành động quân sự của Mỹ tại Ukraine

Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại trừ hành động quân sự của Mỹ tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh tới biện pháp ngoại giao để giải quyết tình trạng bế tắc giữa Washington và Moskva trong vấn đề Crimea (Crưm).

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình KNSD, chi nhánh của NBC San Diego, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi sẽ không có hành động quân sự tại Ukraine. Có một con đường tốt hơn, nhưng tôi nghĩ ngay cả người Ukraine cũng sẽ thừa nhận rằng đối với chúng tôi, việc can dự quân sự với Nga sẽ không phải là điều phù hợp và cũng không có lợi cho Ukraine”.

Thay vào đó, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định Washington sẽ thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để gây sức ép buộc Nga nới lỏng sự kiểm soát đối với Crimea. Ông nói: “Việc chúng tôi đang làm hiện nay là huy động tất cả các nguồn lực ngoại giao để đảm bảo rằng chúng ta có một liên minh quốc tế mạnh phát đi một thông điệp rõ ràng”.

Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để gây sức ép buộc Nga nới lỏng sự kiểm soát đối với Crimea.


Đức đình chỉ thương vụ quân sự với Nga


Theo báo "Tấm gương hàng ngày" (Đức), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Sigmar Gabriel ngày 19/3 tuyên bố tạm đình chỉ thương vụ giữa tập tập đoàn quân trang Rheinmetall và quân đội Nga.

Bộ Kinh tế Đức tối 19/3 thông báo: "Chính phủ liên bang cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc xuất khẩu trung tâm huấn luyện chiến đấu sang Nga là không phù hợp". Trước đó, đại diện tập đoàn Rheinmetall cho biết mọi việc vẫn diễn ra theo kế hoạch và Rheinmetall không thấy có trở ngại trong việc chuyển giao trung tâm huấn luyện cho Nga.

Theo nguồn tin báo chí, trung tâm này hàng năm có thể huấn luyện cho khoảng 30.000 binh sĩ thuộc các đơn vị tăng và bộ binh và theo kế hoạch sẽ được đưa vào vận hành ngay trong năm nay ở Mulino thuộc vùng Volga của Nga. Trung tâm này được trang bị các hệ thống mô phỏng và phân tích tối tân và hiện được đánh giá là hệ thống hiện đại nhất trên thế giới. Thương vụ trị giá khoảng 120 triệu euro giữa Rheinmetall và quân đội Nga nêu trên trở thành đề tài gây tranh cãi khi khủng hoảng nổ ra ở Ukraine. Bên cạnh đó, Đảng Xanh còn yêu cầu chính phủ liên bang ngăn chặn việc bán công ty năng lượng Dea (thuộc tập đoàn RWE) cho một nhà đầu tư lớn của Nga cũng như việc tiếp nhận kho lưu trữ khí đốt tập của đoàn năng lượng Gazprom của Nga.

Một đại diện của Chính phủ Đức ngày 19/3 cho biết hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong ngày 20-21/3 này sẽ chưa bàn tới các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Nguồn tin nói: "Theo tình hình hiện nay, tôi nghĩ EU sẽ vẫn bàn về các lĩnh vực ở cấp độ 2". Theo biện pháp trừng phạt 3 cấp độ của EU, cấp độ thứ 3 sẽ là trừng phạt về kinh tế trong trường hợp tình hình tiếp tục leo thang và vượt ra khỏi Crimea.


TN (theo AFP)
Duma Nga ‘gợi ý’ ông Obama nên cấm vận toàn bộ nghị sĩ Nga
Duma Nga ‘gợi ý’ ông Obama nên cấm vận toàn bộ nghị sĩ Nga

Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) đã thông qua bản kiến nghị, gợi ý Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cần mở rộng các lệnh cấm vận nhằm vào toàn bộ các nghị sĩ quốc hội Nga, thay vì chỉ một nhóm giới hạn các quan chức như tuyên bố của Nhà Trắng và Brussels.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN