Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã triển khai rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo về vật chất và tinh thần, hướng đến mục tiêu giảm nghèo căn cơ, lâu dài cho đồng bào dân tộc Khmer.

Xã Mỹ Chánh có hơn 38% hộ ở đây là người dân tộc Khmer, các hộ sinh sống ở đây đều sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Đa số các hộ dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 30%. Để giúp các hộ nông dân xóa đói giảm nghèo Ban chỉ đạo giảm nghèo xã Mỹ Chánh đã triển khai mô hình giảm nghèo bền vững từ nhiều nguồn vốn 135, 167… như: Mô hình chuộc đất cho 33 hộ người dân tộc Khmer, với diện tích trên 98,5 ha, số tiền trên 774 triệu đồng, mô hình hỗ trợ đất ở cho 12 hộ nghèo, mỗi hộ bằng 25 triệu đồng, mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò vỗ béo cho 120 hộ nghèo, bằng 775 triệu đồng, mô hình giảm nghèo vùng đồng bào Khmer 15 hộ, với số tiền 8 triệu đồng/hộ.

Môhình chăn nuôi bò của hộ ông Lâm Văn Ba.

Thực hiện chủ trương triển khai mô hình giảm nghèo bền vững của huyện, các phòng chuyên môn của huyện đã tùy tình hình thực tế của từng xã triển khai nhiều mô hình giảm nghèo bền vững, thu hút nhiều hộ nghèo tham gia như các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ; phối hợp tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn xây dựng dự án, vận động người nghèo tham gia mô hình giảm nghèo; hướng dẫn quy trình làm dự án tiếp nhận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và tham dự lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật… Xã đã tổ chức thực hiện mô hình giảm nghèo, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo việc làm cho hộ nghèo, đạt hiệu quả kinh tế cao… 9 tháng của năm 2016, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho hàng trăm lượt hộ vay, với số tiền hơn 2,5 tỉ đồng, đưa tổng dư nợ lên 23,7 tỉ đồng.

Hộ ông Lâm Văn Ba, ở ấp Phú Mỹ, thuộc diện hộ nghèo không có đất sản xuất, phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Năm 2000, được xã giới thiệu vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số vốn hơn 5 triệu đồng để chăn nuôi bò. Đến nay, đàn bò của gia đình đã tăng lên 9 con, trong đó có 7 con sinh sản và 2 con bê, bình quân mỗi năm gia đình ông xuất chuồng khoảng 5 con, thu hơn 70 triệu đồng. Có được đồng vốn tích lũy, gia đình ông đã mua được 8 công đất để sản xuất.

Cho hộ dân tộc vay vốn.

Ông Ba cho biết: “Gia đình tôi có nguồn vốn, tôi thường xuyên học hỏi kinh nghiệm ở các nơi cố gắng làm cho kinh tế gia đình mình được ổn định như tổ chuyển đổi chăn nuôi bò đã có hiệu quả kinh tế, làm mô hình cho bà con ở địa phương thực hiện theo để thoát nghèo”.

Còn ông Trương văn Ry, cũng thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất. Năm 2009, từ dự án hổ trợ vốn cho hộ nghèo gia đình được giới thiệu cho vay 12 triệu đồng để chăn nuôi 2 con bò. Vừa làm, vừa tích lũy, tiết kiệm, gia đình bán 2 con bò, cùng số vốn tích lũy được, để mở cơ sở sản xuất nước đá, thu nhập hơn 200.000 đồng/ngày, sau khi đã trừ chi phí. Hiện gia đình đã thoát nghèo một cách bền vững. 

Nhờ thực hiện tốt các chương trình, chính sách, năm 2015, toàn xã đã xóa được 200 hộ nghèo, trong đó có 112 hộ là người dân tộc Khmer, đạt 168% kế hoạch. Năm 2016 phấn đấu giảm 119 hộ nghèo

Với mục tiêu tất cả vì người nghèo, các mô hình giảm nghèo bền vững ở xã bước đầu ghi nhận hiệu quả, mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho hộ nghèo. Từ đó, địa phương có kế hoạch nhân rộng mô hình, giúp thêm nhiều người nghèo thoát nghèo bền vững và vươn lên khấm khá, để cùng với các chương trình, dự án trợ giúp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiên chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Nguyễn Tân
 “Nội lực” kết hợp “ngoại lực” để giảm nghèo bền vững
“Nội lực” kết hợp “ngoại lực” để giảm nghèo bền vững

Để giảm nghèo bền vững cho các địa phương vùng Tây Bắc, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật và chính sách của Đảng và Nhà nước, mỗi tỉnh cần huy động nội lực, tránh ỉ lại, trông chờ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN