Nét đẹp văn hóa Chăm

Dân tộc Chăm sinh sống rải rác ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai ... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận và Chăm Nam Bộ.

 

Tuy khác nhau về vùng miền nhưng những nét đặc sắc của văn hóa của dân tộc Chăm vẫn được lưu truyền, thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm, các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày…

 

 

Kiến trúc Chăm giờ không còn nhiều nhưng riêng những tháp Chàm đậm vẻ uy nghiêm đã hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật. Cùng với kiến trúc, điêu khắc Chăm cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo, một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác và được đánh giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng của cả Đông Nam Á.


Bên cạnh đó, người Chăm cũng vẫn lưu giữ nghề làm gốm lâu đời. Từ chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo, đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om... đều rất dụng công với những hoa văn độc đáo.


Bài và ảnh: Minh Đức

Rộn ràng Tết Ramưwan của đồng bào Chăm
Rộn ràng Tết Ramưwan của đồng bào Chăm

Ngày 25/6, đồng bào Chăm ở Bình Thuận bắt đầu đón Tết Ramưwan. Đây là Tết cổ truyền quan trọng nhất và mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo (Bà ni) sống trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN