Lễ vào nhà mới của đồng bào Ba Na

Đối với người Ba Na, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà.

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới.

Trước khi làm lễ cúng, người ta bôi tiết lợn lên các cây nêu và các đồ trang trí để cúng.

Trong lễ mừng nhà mới, nghi thức cúng được diễn ra 3 lần, lần đầu tiên vào buổi sáng, già làng sẽ lập một bàn thờ nhỏ đặt ngay trước cổng nhà, dùng để cúng ma nhằm báo tin cho ông bà tổ tiên biết con cháu đã dựng được nhà mới và mời tổ tiên về chung vui. Lần thứ hai là vào tầm khoảng trưa hoặc chiều, đúng giờ thiêng, già làng sẽ đốt que sáp trên bàn thờ để mời các thần về vui vầy với con cháu. Nghi thức cúng Yang ở ngoài sân nhà Rông cũng tương tự như nghi thức cúng ma ngoài cổng nhà.

Lễ vật gồm tim, gan và tiết heo… được bày trên mâm lá và dẫn bằng hình “chiếc thang ngược” nhỏ bằng tre tượng trưng, họ quan niệm đó là cầu dẫn bước cho tổ tiên ông bà đi lên hưởng lễ vật.

Cuối cùng, già làng tiếp tục khấn ở trong nhà. Sau khi làm xong các thủ tục, già làng sẽ lấy ngọn sáp đặt xuống phía dưới cỗ cúng ma, một tay giữ cần rượu, tay kia nhúng vào chén huyết rồi lấy ngón tay cái bịt đầu cần rượu lại và lầm rầm đọc khấn. Khấn xong, già làng uống trước, mới đến chủ nhà. Kết thúc buổi lễ, mọi người trong gia đình bà con sẽ ra sân nhảy múa trong tiếng cồng chiêng và vui vầy ăn uống.

Cúng ở cổng nhà để báo cho ông bà tổ tiên biết việc lên nhà mới.


Sau lễ cúng tổ tiên, đồng bào cúng trời đất ngay tại sân để mong mưa thuận gió hòa, chăn nuôi tốt.

Tiếp tục vào nhà mới cúng lần cuối cùng.


Sau khi cúng xong, bà con cùng nhau ăn mừng và nhảy múa trong tiếng cồng chiêng.


Nguyễn Lê
Lễ mừng nhà mới của người Ba Na
Lễ mừng nhà mới của người Ba Na

Đồng bào Ba Na ở xã Tơ Tung, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai quan niệm, nhà ở là nơi vô cùng linh thiêng, vì nhà được làm bằng gỗ, mà gỗ có nguồn gốc từ cây cối trong rừng, là nơi trú ngụ của các vị thần… Nhà cũng chính là môi trường sản sinh, giữ gìn và lưu truyền văn hóa của gia đình, cộng đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN