Khắc phục hậu quả chất độc da cam/điôxin

Trên 200.000 nạn nhân chất da cam/điôxin được Nhà nước trợ cấp hàng tháng, gần 7.500 m3 đất ô nhiễm điôxin tại sân bay Phù Cát đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp an toàn. Dự án xử lý điôxin tại sân bay Đà Nẵng bằng kinh phí của Chính phủ Mỹ, một phần đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đang được triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016...

Đây là thông tin do Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất da cam/điôxin ở Việt Nam (Văn phòng Ban Chỉ đạo 33) đưa ra tại Hội thảo báo chí cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp về lĩnh vực khắc phục hậu quả chất da cam/điôxin ở Việt Nam, tổ chức ngày 22/4, tại Hà Nội.


Các nhà khoa học trong nước đã có những công trình nghiên cứu về sự tồn lưu của điôxin và tác động của điôxin đến môi trường, hệ sinh thái và con người tại 3 điểm “nóng” là sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát và một số vùng khác mà quân đội Mỹ phun rải chất độc này trong chiến tranh Việt Nam. Qua đó, một số công trình ngăn chặn tạm thời sự lan tỏa điôxin từ các sân bay này đã được xây dựng. Riêng năm 2007, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chôn lấp an toàn gần 100.000 m3 đất thuộc khu ô nhiễm nặng nhất tại sân bay Biên Hòa.


Phát biểu tại hội thảo, ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng: Việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời tình trạng ô nhiễm, đường lây nhiễm sang người và các nỗ lực giải quyết vấn đề hậu quả chất da cam/điôxin sẽ giúp người dân nhận thức đầy đủ và có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm điôxin.


Văn Hào

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN