Mùa thu - đông, bệnh tay chân miệng thường có xu hướng gia tăng, nhất là tại khu vực phía nam. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý vì đây là một bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Nhân viên y tế kiểm tra dịch chân tay miệng ở trẻ. Ảnh: TTXVN. |
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Theo các chuyên gia y tế, hầu hết tất các bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: Viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong, thường do virút EV71 gây ra.
Cho đến nay, chưa có vắcxin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: Rửa tay thường xuyên với xà phòng: Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường; Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh; Không cho trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn; Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; Che miệng và mũi mắt khi hắt hơi và ho; Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ...
Phương Liên (
Tổng hợp)