Từ năm 2011, Tỉnh ủy Hà Giang đã có Đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của đảng ủy cơ sở vùng nông thôn” (Đề án 145). Sau khi triển khai thực hiện thí điểm tại bốn xã thuộc huyện Quản Bạ, Bắc Quang, Tỉnh ủy Hà Giang đã triển khai nhân ra diện rộng tại 33 xã, thị trấn của 11 huyện, thành phố.
Ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: Việc triển khai, thực hiện Đề án 145 đã tác động tích cực đến hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của các đảng ủy cơ sở và đội ngũ đảng ủy viên. Củng cố, bổ sung có hệ thống các kiến thức cơ bản, kỹ năng lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội.
Từ đó đổi mới tư duy, nhận thức, cách làm của đội ngũ đảng ủy viên trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao khả năng quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của mỗi đảng ủy viên. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.
Nhờ có sự chỉ đạo sát sao trong sản xuất nên đời sống người dân vùng cao núi đá Đồng Văn đã từng bước được cải thiện. |
Nói đến Hà Giang mọi người đều biết đây là tỉnh địa đầu của Tổ quốc còn rất nhiều khó khăn, nhất là bốn huyện núi đá là Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và Mèo Vạc. Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi nên việc canh tác của nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng rất khó khăn. Để củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế xã hội đi lên tuy nhiên từ 2010 - 2013, tỉnh ủy Hà Giang rất coi trọng việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên cơ sở.
Theo ông Triệu Tài Vinh, việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng. Hệ thống chính trị của chúng ta thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó thôn bản cũng là một tổ chức ở cơ sở. “Chúng ta luôn đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị phải đạt trong sạch vững mạnh, đảng viên phải tốt. Nhưng việc đánh giá đó chưa sát, hay nói cách khác là việc đánh giá hệ thống chính trị thoát ly với việc phát triển kinh tế. Nên thực tế cho thấy hệ thống chính trị rất tốt, nhưng kinh tế vẫn chậm phát triển.
Sau khi có Đề án 145, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang và Ban quản lý Đề án đã phối hợp với Viện xã hội học, các huyện, thành ủy và đảng ủy các xã triển khai, tổ chức hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của các Đảng ủy cơ sở vùng nông thôn Hà Giang”. Đến nay, thành phố Hà Giang và huyện Quản Bạ đã hoàn thành triển khai thực hiện Đề án tại 100% đảng ủy xã, thị trấn. Các huyện còn lại đã xây dựng được kế hoạch để triển khai trên diện rộng đối với các xã, thị trấn. |
Từ thực tế đó, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Đề án 145 nhằm cụ thể hóa việc chỉ đạo: Nơi nào có hệ thống chính trị tốt thì nơi đó phải có sự thay đổi nhất định về kinh tế, có nghĩa rằng hệ thống chính trị tốt thì kinh tế phải phát triển. Đó mới là vì nhân dân, hướng tới xóa đói giảm nghèo. Trong thời chiến, hệ thống chính trị của chúng ta là đảng viên đi trước cầm súng tiến ra chiến trường, nay trong thời kỳ đổi mới đảng viên cũng phải đi trước trong việc phát triển kinh tế. Tổ chức đảng tốt thì cả hệ thống chính trị tốt, từ đó kinh tế sẽ thay đổi”, ông Triệu Tài Vinh chia sẻ.
Là hai trong số các xã thực hiện Đề án 145, đảng ủy xã Đông Hà và Cán Tỷ huyện Quản Bạ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, quốc phòng an ninh. Sau khi nghiên cứu Đề án 145 về nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, Đảng uỷ hai xã đã tập trung xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn, thâm canh tăng vụ, trồng cây vụ đông, nuôi cá lồng; xây bể Biogas gắn với phát triển chăn nuôi.
Tổ chức lại sản xuất như: Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh tăng vụ, 100% trồng ngô lai năng suất chất lượng cao; nuôi bò gắn với trồng cỏ, nuôi nhốt vỗ béo; phát huy thế mạnh của địa phương lựa chọn các loại cây, con có năng suất chất lượng đưa vào chăn nuôi sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng bếp lò cải tiến; thực hiện mô hình nhà sạch vườn đẹp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá về những mặt tích cực của Đề án 145, ông Triệu Tài Vinh cho rằng: Hà Giang kỳ vọng việc triển khai Đề án này sẽ tạo ra những thay đổi ở cơ sở về suy nghĩ, cách làm. Tập thể ban thường vụ Đảng ủy xã sẽ có quan điểm, phương pháp, công cụ để chỉ đạo việc phát triển kinh tế tốt hơn. Từ đó sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương. Trong thời gian tới, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của đề án. Chăm lo, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ trẻ, người dân tộc thiểu số để hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy thế mạnh từng địa phương. Thực hiện Đề án 145 gắn với đề án học văn hóa, học nghề; không ngừng đổi mới tác phong, lề lối làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của Đảng ủy cơ sở.
Bài và ảnh:V.Tôn