Cách đây hơn 10 năm, ở 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã diễn ra một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử triển khai xây dựng các công trình trọng điểm hướng đến phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hơn 20.000 hộ dân, với hơn 96.000 nhân khẩu, đã tự nguyện rời quê hương, bản quán, để nhường đất xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.
Nhiều hộ dân ở bản tái định cư huyện Mai Sơn trồng ngô thay vì trồng thâm canh lúa như ở bản cũ. |
Đồng bào ở bản tái định cư huyện Mộc Châu được hướng dẫn kỹ thuật, phát triển kinh tế bằng trồng chè. |
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân ở bản Sơn Pha, huyện Mai Sơn đã đầu tư nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình. |
Bà con Mai Sơn tận dụng khối lượng rơm rạ sau mỗi vụ sản xuất lúa, nâng cao nguồn thu nhập từ mô hình trồng nấm. |
Những trang trại nuôi lợn trung bình mỗi năm xuất chuồng khoảng 4 - 5 tấn lợn thịt, giúp nhiều hộ dân ở bản Sơn Pha không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn tính đến việc làm giàu. |
Những nếp nhà của bà con đồng bào Thái được dựng ở bản mới xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La. |
Để bà con yên tâm ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế ở khu tái định cư, Nhà nước đã triển khai gần 8.000 phương án hỗ trợ, triển khai giao đất để xây dựng các khu, điểm tái định cư với tổng diện tích 32.512 ha đất ở; 17.604,1 ha đất nông nghiệp; 12.718,3 ha đất lâm nghiệp và 1.470 ha đất khác. Bên cạnh đó bà con còn được hỗ trợ di chuyển, xây dựng nhà, cấp lương thực, bố trí đất sản xuất, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nghề nghiệp...
Giờ đây, cuộc sống của bà con trên quê hương mới đã ổn định và sung túc hơn với những mô hình kinh tế VAC, VACR, sản xuất gắn với kinh doanh trong kinh tế hộ gia đình ngày càng nhiều và phát huy một cách hiệu quả.