Bị cảnh sát giữ bằng lái do vi phạm nhưng vẫn bị xử phạt?

Bị cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra, tôi trình bày với họ rằng không mang theo bằng lái vì giấy tờ đã bị tạm giữ trong một vi phạm khác nhưng cảnh sát vẫn lập biên bản, như vậy có đúng không?

Hỏi: Mới đây, tôi có bị cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe do vượt đèn đỏ. Tôi trình bày với cảnh sát việc không mang theo bằng lái vì giấy tờ xe đã bị CSGT tạm giữ từ đầu năm 2017 trong một vi phạm khác. Tuy nhiên, CSGT vẫn lập biên bản vi phạm và còn thêm lỗi không có bằng lái xe. Tôi không ký vào biên bản do không đồng ý với nội dung vi phạm, CSGT vẫn giữ xe tôi và yêu cầu hôm sau tới giải quyết. Trường hợp này CSGT lập biên bản tôi lỗi không có bằng lái có đúng không?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhưng quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Theo quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có giấy phép lái xe trong trường hợp giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 30 ngày, trong thời gian này, người điều khiển được sử dụng xe khi không có giấy phép.


Tuy nhiên, bạn bị CSGT giữ bằng từ đầu năm, tức là đến  nay đã quá thời hạn 30 ngày mà bạn chưa đến cơ quan chức năng giải quyết hành vi vi phạm của mình mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Do vậy, bạn bị CSGT xử phạt thêm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có bằng lái xe là hoàn toàn chính xác.

Trung Hiếu/Báo Tin Tức
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng có trở thành tài sản chung của vợ chồng?
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng có trở thành tài sản chung của vợ chồng?

Trước khi lấy chồng, tôi được bố mẹ đẻ cho một căn nhà. Do gia đình chồng không muốn vợ chồng tôi ra ở riêng nên vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ chồng. Vì vậy, căn nhà mà bố mẹ cho, tôi đem cho thuê, tiền thuê nhà có được tôi gửi tiết kiệm. Tiền thuê nhà là tiền có được từ tài sản riêng của tôi, có được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng hay không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN