Bệnh nhân Trung Quốc nhiễm virút cúm A/H7N9 bình phục

Cuộc chiến chống virút cúm A/H7N9 tại Trung Quốc hiện đang có hy vọng mới sau khi một nam bệnh nhân nhiễm loại virút này ở Hàng Châu (Chiết Giang) hiện đang khỏe trở lại và một bé trai 4 tuổi ở thành phố Thượng Hải bị ghi nhận nhiễm virút từ ngày 4/4, nay đã bình phục và không còn dấu hiệu khó thở.


Theo Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc, tính đến chiều 8/4, Trung Quốc đã phát hiện 24 ca nhiễm virút cúm A/H7N9, trong đó có 7 ca tử vong. Riêng trong ngày 8/4, có 4 ca nhiễm mới được ghi nhận, trong đó 1 ca tử vong.


Chính quyền thành phố Thượng Hải đã tiêu hủy hơn 111.000 con gia cầm, cấm buôn bán gia cầm sống và đóng cửa nhiều chợ để ngăn chặn dịch bùng phát. Một số tỉnh khác cũng thực hiện những biện pháp tương tự. Các hãng hàng không nội địa Trung Quốc đã gạt món gà ra khỏi thực đơn phục vụ hành khách. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đảm bảo rằng thịt gia cầm và trứng được phép bán vẫn an toàn nếu được nấu đúng cách.


Ngày 9/4, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông đã kêu gọi nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn chặn virút cúm A/H7N9 lan rộng và điều trị tích cực cho các bệnh nhân. Bà Lưu Diên Đông cho rằng các thông tin về loại virút mới này phải minh bạch và cần phải phát hiện, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt bất kỳ ca nhiễm bệnh mới nào. Phó Thủ tướng Lưu Diên Đông cũng nhấn mạnh, điều quan trọng hơn là mỗi người dân phải nâng cao ý thức tự bảo vệ trước sự lây lan của virút cúm A/H7N9.


Thùy Dương

Gấp rút xây dựng phác đồ điều trị cúm A/H7N9
Gấp rút xây dựng phác đồ điều trị cúm A/H7N9

Tại cuộc họp hội đồng xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị và phòng lây bệnh cúm A (H7N9) do Bộ Y tế tổ chức ngày 9/4, các chuyên gia y tế nhận định: Sốt, ho, viêm phổi, khó thở diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao... là những biểu hiện điển hình của bệnh cúm A/H7N9.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN