Bản Giáng mong không còn '3 không'

Nằm cách xa trung tâm xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (Sơn La), bản Giáng gần như bị biệt lập với bên ngoài, nhất là vào mùa mưa lũ. Đời sống của người dân nơi đây đứng trước muôn vàn khó khăn, thiếu thốn vì vẫn phải chịu cảnh “ba không”: không điện, không đường và không nước sạch sinh hoạt.

Sản phầm của đồng bào làm ra thường bị tư thương ép giá, do giao thông không thuận tiện.


Theo con đường mòn chênh vênh ngược dốc, rộng chỉ đủ cho 2 xe máy tránh nhau, mặt đường lởm chởm những ổ gà, ổ voi; chúng tôi đến bản Giáng - bản khó khăn nhất của xã Chiềng Đen. Cũng vì đường đi vào bản khó khăn nên việc giao thương buôn bán với bên ngoài rất hạn chế, hầu hết những nhu cầu thiết yếu là tự cung tự cấp.

Bản Giáng có 84 hộ, với 252 nhân khẩu, hầu hết là dân tộc Mông, kinh tế chủ yếu là trồng ngô, sắn. Do dân trí thấp, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào thực tế của bà con nơi đây vẫn còn hạn chế. Tập quán canh tác cũ, nên dù làm nhiều, nhưng năng suất cũng không cao. Mặt khác, do đường sá cách trở, nên việc vận chuyển phân bón, nông sản gặp nhiều khó khăn, đến khi thu hoạch lại bị thương lái ép giá. Chưa có điện lưới, đêm đến trong bản chỉ le lói ánh đèn dầu. Bản có 1 lớp mẫu giáo và 5 lớp tiểu học. Mỗi khi trời mưa, giáo viên từ ngoài trung tâm không thể vào được, nên học sinh phải nghỉ học.
Không chỉ giao thông cách trở, thiếu điện thắp sáng, mà 84 hộ dân nơi đây còn chưa có nước sạch để sinh hoạt. Nguồn nước sạch duy nhất của bà con là nước mưa. Mùa mưa, người dân tích trữ nước trong những bể lớn, nhưng cũng chỉ đủ dùng từ 2 - 3 tháng. Cả bản có 1 hồ chứa nước để người dân trong bản tắm giặt. Mùa khô khi nước mưa dự trữ không còn, thì hồ nước này kiêm luôn nơi cấp nước sinh hoạt của người dân. Dù biết nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nhưng bà con vẫn phải sử dụng.

Các bản của xã đều đã có đường giao thông đi lại, nhưng riêng bản Giáng vẫn chưa có.


Cụ Lù Văn Chiến, gần 80 tuổi cho biết: “Người dân trong bản mong muốn có con đường để đi và điện thắp sáng để cuộc sống bớt khổ”.


Ông Lù Văn Hải, Trưởng bản Giáng trăn trở: “Vì đường giao thông đi lại rất vất vả, nên những sản phẩm bà con làm ra thường bị ép giá, cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nước sinh hoạt cũng rất thiếu, mùa mưa nước mó chỉ dùng được 3 tháng, còn lại là phải dùng nước ao. Bà con mong cấp trên quan tâm, sớm làm đường đi lại, cung cấp điện, nước sinh hoạt để đỡ khổ”.


Bài, ảnh: Công Luật

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc

Ngày 13/11, tại tỉnh Ninh Thuận đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ II. Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng 250 đại biểu đại diện cho trên 151.000 đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh tham dự đại hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN