Hai nữ tiến sĩ đoạt Giải Nobel về Hóa học năm 2020 đã từng là người được trao Giải thưởng Tang năm 2016

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN- Media OutReach – Theo tin tức vừa được loan báo rộng rãi trên khắp thế giới trong ngày 7/10/2020, Giải Nobel về Hóa học năm 2020 đã được trao cho 2 nhà khoa học nữ là Tiến sĩ Emmanuelle Charpentier và Tiến sĩ Jennifer Doudna vì đã phát triển một công nghệ chỉnh sửa gen mới.

Điều đáng chú ý là, đây chính là hai người đã từng đoạt Giải thưởng Tang năm 2016. Đây là lần thứ hai những người từng được nhận Giải thưởng Tang trở thành người đoạt Giải Nobel. Trước đó, với lần đầu tiên là người đoạt Giải thưởng Tang năm 2014, Tiến sĩ James P. Allison và Tiến sĩ Tasuku Honjo đã được trao Giải Nobel vào năm 2018.

Chia sẻ niềm vui to lớn do vinh quang này mang lại, Tiến sĩ Jenn-Chuan Chern, Giám đốc điều hành (CEO) của Quỹ Giải thưởng Tang đã ngay lập tức gửi lời chúc mừng chân thành đến 2 nữ tiến sĩ, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội đồng tuyển chọn của Giải thưởng Tang, vì đã có tầm nhìn xa để chọn ra hai nhà khoa học có thành tích được công nhận rộng rãi xứng đáng đoạt giải.

Mặc dù sống ở hai lục địa cách xa nhau, nhưng nhà vi sinh vật học hàng đầu của Pháp, Tiến sĩ Emmanuelle Charpentier và chuyên gia nghiên cứu sinh hóa người Mỹ nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Jennifer Dounda đã gặp nhau vào năm 2011 tại một hội nghị ở Puerto Rico. Cuộc gặp gỡ tình cờ này báo trước sự bắt đầu hợp tác rất có hiệu quả của họ. Cùng nhau, hai nhà khoa học đã biến đổi thành công công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR / Cas (các protein liên kết với CRISPR), một hệ thống phòng thủ miễn dịch thích ứng ban đầu được tìm thấy ở vi khuẩn và vi khuẩn cổ, thành một hệ thống hai thành phần (Cas9 và một RNA dẫn đường). CRISPR / Cas9 là một phương pháp chỉnh sửa bộ gen đơn giản, có thể lập trình và hiệu quả, có thể cung cấp đồng thời nhiều gRNA đơn lẻ để nhắm mục tiêu và loại bỏ các gen không mong muốn. CRISPR / Cas9 là hệ thống được ví như hệ miễn dịch của vi khuẩn nhằm chống lại sự xâm nhiễm phân tử DNA ngoại lai từvirus hoặc các plasmid khác.

So với các nền tảng chỉnh sửa gen trước đây như TALEN (transcription activator-like effector nuclease) hoặc ZFN (zinc finger nuclease), CRISPR / Cas9 chiếm ưu thế vì tiết kiệm chi phí, đơn giản, hiệu quả, chính xác và nhạy cảm hơn.

Phát minh mới đã làm thay đổi khoa học về di truyền học, mở đầu cho việc khám phá và phát triển các liệu pháp mới có lợi cho con người và thậm chí có thể giúp tăng cường sản xuất nhiên liệu sinh học và nông nghiệp. Nỗ lực phối hợp mà 2 nữ tiến sĩ đưa vào nghiên cứu CRISPR / Cas9 đã cải tiến công nghệ này một cách nhảy vọt và mang về cho họ một loạt các giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải thưởng Tang 2016 về Khoa học Dược phẩm sinh học. Giải thưởng này đã được trao cho Tiến sĩ Emmanuelle Charpentier, Tiến sĩ Jennifer Doudna và nhà kỹ thuật sinh học người Mỹ gốc Hoa, Tiến sĩ Feng Zhang.

Để chống lại đại dịch COVID-19, nhóm của Tiến sĩ Jennifer Doudna cũng đang phát triển chẩn đoán nhanh dựa trên CRISPR cho COVID-19. Tiến sĩ Jennifer Doudna chỉ ra rằng, CRISPR có thể phát hiện RNA từ chính bộ gen của virus, ở một mức độ nào đó đã vượt qua những hạn chế mà nhiều xét nghiệm kháng thể IgM / IgG phải đối mặt. CRISPR có thể phát hiện ra virus trước khi các tế bào miễn dịch của bệnh nhân bắt đầu tạo ra kháng thể. Hơn nữa, CRISPR có thể dễ dàng được lập trình lại để tìm kiếm các chuỗi RNA hoặc DNA khác nhau, do đó giảm nguy cơ không phát hiện được virus mới khi nó đột biến.

Thông tin về Giải thưởng Tang

Tiến sĩ Samuel Yin, Chủ tịch của Ruentex Group, đã thành lập Giải thưởng Tang vào tháng 12 năm 2012 như một phần mở rộng giá trị tối cao mà gia đình ông đặt vào giáo dục. Quay trở lại thời kỳ hoàng kim của triều đại nhà Đường (Tang) trong lịch sử Trung Quốc, Giải thưởng Tang tìm cách trở thành một nguồn cảm hứng cho những người làm việc ở mọi nơi trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Giải thưởng Tang và những người đã từng giành được giải thưởng, hãy truy cập www.tang-prize.org

Media OutReach Corporate News
Giải Nobel Văn học 2020 thuộc về nhà thơ người Mỹ Louise Gluck
Giải Nobel Văn học 2020 thuộc về nhà thơ người Mỹ Louise Gluck

Chiều 8/10 (theo giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2020 cho nhà thơ người Mỹ Louise Gluck.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN