Bác sỹ Ganesh Ramalingam của G & L Surgical tư vấn về việc kiểm soát tình trạng béo phì

SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 13 tháng 1 năm 2020 – Theo Hội đồng Xúc tiến việc nâng cao sức khỏe (Health Promotion Board – HPB) của Singapore, cứ 10 người Singapore trong độ tuổi từ 18 đến 69 thì có một người bị béo phì.

Nếu không được kiểm soát, tỷ lệ béo phì – dự kiến ​​sẽ đạt 15% trong 7 năm tới – có thể trở thành một vấn đề lớn vì tình trạng này có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như bệnh tim và đột quỵ. Đối với bác sĩ Ganesh Ramalingam, một bác sĩ phẫu thuật chuyên về tiêu hóa, phẫu thuật giảm cân (Bariatric Surgery), phẫu thuật nội soi của Bệnh viện G & L Surgical, việc duy trì chế độ ăn kiêng và tập thể dục có kiểm soát là những yếu tố chính trong việc đạt được mục tiêu giảm cân của mỗi người. Tuy nhiên, trong trường hợp chế độ ăn kiêng và quản lý lối sống dường như không đủ, thì bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị thay thế khác.

Dưới đây là những tư vấn cụ thể của bác sĩ Ganesh Ramalingam về vấn đề này dưới dạng câu hỏi và trả lời.

Những rủi ro về sức khỏe khi bị béo phì là gì?

Nói chung, tình trạng béo phì ảnh hưởng đến mức độ hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần của con người, với tình trạng cơ thể bị đau và gặp những các vấn đề về hô hấp dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp. Tình trạng trầm cảm lâm sàng và ngưng thở khi ngủ cũng có thể xuất hiện.

Ngoài ra, có nhiều rủi ro lâu dài khác về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến người có chỉ số BMI cao – người có chỉ số BMI vượt quá 25 và 30 được coi là thừa cân và béo phì tương ứng. Chỉ số BMI (Body Mass Index – giúp mỗi người có thể xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và ở mức độ như thế nào. Chỉ số BMI được tính căn cứ trên số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thể). Một số rủi ro bao gồm tăng huyết áp (huyết áp cao), tiểu đường loại 2, viêm xương khớp, cũng như các bệnh về tim, gan và thận.

Đâu là những giải pháp, lựa chọn thay thế không dùng đến phẫu thuật khi tính đến việc giảm cân?

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống luôn là chủ đạo của công tác quản lý cân nặng. Bước tiếp theo thường là thuốc và có nhiều loại thuốc uống khác nhau. Một lựa chọn khác là một loại thuốc tiêm có tên là Saxenda, được Cơ quan Khoa học Y tế tại Singapore chấp thuận và cấp phép. Saxenda là một cây bút tiêm có chứa liraglutide, được thiết kế để hoạt động giống như một loại hormone điều chỉnh sự thèm ăn của con người. Một phương pháp thay thế không phẫu thuật khác có sẵn là thủ thuật đặt quả bóng ở dạ dày (Gastric Balloon Procedure). Theo đó, một quả bóng được đặt theo phương pháp nội soi sẽ hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ do quả bóng chiếm không gian trong dạ dày.

Đối với những bệnh nhân lựa chọn điều trị bệnh béo phì không xâm lấn như sử dụng Saxenda, thì theo bác sĩ, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống như thế nào để duy trì cân nặng ở mức bình thường?

Việc tập thể dục thường xuyên và kiểm soát chế độ ăn uống là rất quan trọng trong công tác quản lý cân nặng thành công. Tập thể dục phải được thực hiện ít nhất 3 lần một tuần và mỗi buổi nên kéo dài hơn 45 phút. Một chế độ ăn uống có thể được đánh giá về số lượng và chất lượng thực phẩm tiêu thụ. Tôi sẽ điều chỉnh một kế hoạch ăn kiêng phù hợp với từng cá nhân sau khi tham khảo, trao đổi ý kiến ​​với họ.

Thế còn phẫu thuật giảm cân thì sao?

Có nhiều lựa chọn có sẵn như phẫu thuật giảm cân đã được chứng minh là mang lại kết quả giảm cân lâu dài và cải thiện các tình trạng liên quan đến béo phì như tiểu đường loại 2, ngưng thở khi ngủ và huyết áp cao… Bệnh nhân thường giảm được từ 50 đến 60% trọng lượng vượt quá mức bình thường của họ trong vòng một năm sau khi phẫu thuật. Ví dụ, giống như nhiều người béo phì phải nhờ đến phẫu thuật giảm cân, bệnh nhân Nikhil Gangaram đã thử ăn kiêng và tập thể dục, nhưng không thể giảm cân. Tuy nhiên, không giống như hầu hết những bệnh nhân khác, anh ta còn quá trẻ, chỉ mới 19 tuổi. Kinh nghiệm trải qua phẫu thuật để cắt bỏ một phần dạ dày của anh ta vào năm 2017 là “điều đau đớn nhất” mà anh ta đã tự đặt ra. Nhưng kể từ đó, anh này – cao 1,83m và từng nặng 122,8kg vào ngày 27/2/2017, thời điểm trước khi mổ – đã giảm đáng kể lượng thức ăn của mình và giảm tổng cộng 20,1 kg nặng, xuống còn 102,7kg vào ngày 07/6/2018. Đó là kết quả mà anh coi là “phép màu”.

 

Các bậc cha mẹ đang cân nhắc phẫu thuật cho con cái của mình ở độ tuổi vị thành niên nên nhớ rằng, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống phải được thực hiện trong nội bộ gia đình để hành trình giảm cân thành công.

Bệnh nhân phải hoàn toàn cam kết chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Việc chuẩn bị cho ca phẫu thuật lớn này có thể mất nhiều tháng chuẩn bị. Bệnh nhân cần chứng minh rằng, họ sẵn sàng và có thể thay đổi lớn trong thói quen ăn uống và tập thể dục trước khi phẫu thuật.

Với khá nhiều lựa chọn quản lý cân nặng đang có hiện nay, tại sao ai đó vẫn cần tìm kiếm lời khuyên, tư vấn về y tế cho các giải pháp thay thế?

Người béo phì hoặc thừa cân có thể mắc các bệnh mãn tính hoặc các vấn đề chăm sóc sức khỏe liên quan đến béo phì – ví dụ, bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả là, họ có thể đã có được một chút thành công khi duy trì việc quản lý chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thử các phương pháp điều trị không thuộc về y tế. Trong những tình huống như vậy, việc tham khảo ý kiến ​​một đội ngũ y tế có thể hữu ích hơn, vì các chuyên gia này có thể cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hướng tới mục tiêu đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Media OutReach Corporate News
Béo phì cũng là 'thủ phạm' gây biến đổi khí hậu
Béo phì cũng là 'thủ phạm' gây biến đổi khí hậu

Theo phóng viên TTXVN tại New York, các nhà khoa học vừa tuyên bố tình trạng béo phì là một nguyên nhân khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thêm khó khăn phức tạp, nhất là trong bối cảnh mỗi năm dân số thế giới lại tăng thêm khoảng 83 triệu người.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN