Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh: Với nhiều lợi thế, có vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, huyện Văn Lâm là địa phương đi đầu trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
Huyện cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp; đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ các cụm công nghiệp đã được quy hoạch; đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; xây dựng và mở rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập của nông dân. Đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới và chủ động tiến tới thực hiện tốt xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn.
Nằm tiếp giáp với cửa ngõ thủ đô Hà Nội, có Quốc lộ 5 và các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, huyện Văn Lâm có vị trí nhiều lợi thế. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Văn Lâm đã trở thành huyện công nghiệp trọng điểm, với một khu công nghiệp tập trung Phố Nối A; hình thành 10 cụm công nghiệp thuộc thị trấn Như Quỳnh và 5 xã (Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Minh Hải, Đại Đồng)... Tổng diện tích đất dành cho các dự án chiếm gần 1.000 ha.
Trên địa bàn hiện có gần 1.200 doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 56.000 lao động. Trong đó, có hơn 200 dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ sản xuất hiện đại, hoạt động hiệu quả…Điển hình là các doanh nghiệp như: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP), Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Canon Việt Nam...
Đến nay, tỷ trọng công nghiệp của huyện đạt trên 80%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 70 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách tăng nhanh, hàng năm đóng góp lớn vào nguồn thu của tỉnh khoảng 2.500 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 69 triệu đồng/năm.
Huyện đang tập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đến năm 2019, đã dành tổng số hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng, mở rộng hơn 600 km các trục đường giao thông tuyến huyện, tuyến xã; đường liên thôn, đường xóm được cứng hóa. Trên địa bàn đã có 3 xã được công nhận là khu vực đô thị loại 5 gồm: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù.
Về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn Lâm đã huy động được tổng nguồn vốn gần 4,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2019, huyện đã cơ bản đạt tiêu chí của huyện nông thôn mới