Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị 3 tàu Trung Quốc vây ép, va đâm móp méo

Thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 23/6, tàu kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN-951 đã bị tàu kéo 284, 285 và tàu hải tuần 11 của Trung Quốc vây ép, tì vào mạn phải, tàu kéo Tân Hải 285 đâm vào mạn trái làm hỏng một số thiết bị lan can, móp méo be mạn phải và mạn trái.

 

Tàu hải giám 2168 của Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam hôm 21/6. Ảnh: Quang Vũ - P/v tác nghiệp tại Hoàng Sa


Trước tình hình đó, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn cơ động tiến vào cách giàn khoan Hải Dương - 981 từ 10 đến 12 hải lý để đấu tranh, tuyên truyền, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

Các tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc thường xuyên có hành động ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu Việt Nam ở khoảng cách gần nhất từ 20 - 70 mét, ngăn cản quyết liệt, sẵn sàng đâm va khi tàu Việt Nam tiến vào.

 

Xem video (Nguồn: Truyền hình Thông tấn)



Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.


Trung Quốc hiện duy trì tại khu vực giàn khoan Hải Dương - 981 khoảng 117- 121 tàu các loại, trong đó có 42 - 44 tàu hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 18-19 tàu kéo, 38 tàu cá và 5 tàu quân sự.

 

Cũng theo đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam, tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn hoạt động sản xuất trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, tổ chức đánh bắt ở phía Tây - Tây Nam, cách giàn khoan 35 -40 hải lý. Khu vực này có khoảng 38 tàu cá Trung Quốc với sự hỗ trợ của hai tàu hải cảnh số hiệu 46102, 46106 của Trung Quốc tổ chức dàn hàng ngang, ngăn cản, chạy tốc độ cao chặn hướng và ép các tàu cá của Việt Nam không cho tiến vào gần giàn khoan. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của Việt Nam vẫn bám ngư trường đánh bắt hải sản, bảo đảm an toàn.

 

Thu Phương

Phản bác lý sự "chủ quyền" của Trung Quốc
Phản bác lý sự "chủ quyền" của Trung Quốc

Gần đây, trong một số hội nghị, hội thảo quốc tế, một số quan chức cao cấp, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc lên tiếng cho rằng: Trung Quốc có chủ quyền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa); giàn khoan Hải Dương - 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoàng Sa...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN