Sửa đổi Đề cương, Kế hoạch biên soạn, xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Đề cương và Kế hoạch biên soạn, xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam.

Theo Kế hoạch biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam mới được ban hành, trong tháng 12/2019, Bộ Nội vụ và các cơ quan biên soạn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tìm kiếm tư liệu, xây dựng danh mục tài liệu phục vụ cho việc bổ sung tư liệu, hiệu đính các sản phẩm của công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam.

Cũng trong tháng 12/2019, Ban Chỉ đạo sẽ phê duyệt đề cương bổ sung tư liệu, hiệu đính, biên soạn bổ sung các sản phẩm của công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2005) và đề cương biên soạn bổ sung biên niên lịch sử Chính phủ và Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5/2005 đến năm 2015.

Từ tháng 1 - 6/2020, Bộ Nội vụ và các cơ quan biên soạn sẽ tổ chức bổ sung tư liệu, hiệu đính, biên soạn bổ sung các sản phẩm của công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2005). Đến tháng 12/2020, Ban Chỉ đạo sẽ nghiệm thu và cho phép tái bản các sản phẩm công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2005).

Từ tháng 1/2020 - 10/2021, Bộ Nội vụ và các cơ quan biên soạn sẽ tổ chức việc biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5/2005 đến năm 2015. Đến tháng 11/2021, Ban Chỉ đạo sẽ nghiệm thu và cho phép xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5 năm 2005 đến năm 2015.

Từ tháng 6/2020 - 11/2021, cơ quan biên soạn sẽ tổ chức việc biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (tóm lược) và đến tháng 12/2021, Bộ Nội vụ phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng kết quá trình tổ chức biên soạn bổ sung và xuất bản công trình lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015).

TTXVN/Báo Tin tức
Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam thành công cụ tra cứu chuẩn mực
Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam thành công cụ tra cứu chuẩn mực

Theo Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, việc biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam trở thành công cụ học tập, tra cứu chuẩn mực, thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, cần được chú trọng và đẩy mạnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN