Tham dự lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và các Thứ trưởng của hai Bộ.
Đây là hoạt động nhằm triển khai sâu rộng, tích cực chương trình quốc
gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
và góp phần thực hiện kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2016-2010.
Chương trình ký kết giữa hai Bộ tập
trung vào 8 nội dung chính: xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,
phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở trực thuộc triển khai, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện
đại hóa hành chính, triển khai quyết đinh số 45/2016/QĐ-TTg ngày
19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả
giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Hai Bộ sẽ
phối hợp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan ngang bộ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Par Index),
xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Đồng
thời, hai đơn vị sẽ phối hợp để đôn đốc, kiểm tra các cơ quan Nhà nước,
thực hiện gắn kết hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin với công tác
cải cách hành chính và phối hợp xây dựng đề án “Hiện đại hóa hành chính
khối cơ quan Bộ Nội vụ giai đoạn 2018-2020”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về chương trình
tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, kế hoạch cải cách hành chính Nhà
nước và quyết định của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình
quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước, trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ đã
tích cực phối hợp xây dựng và hoàn thiện chương trình phối hợp “Thúc
đẩy gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2017-2020 trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá
trình triển khai chương trình phối hợp giai đoạn 2011-2015.
Theo
đánh giá của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, thời gian qua, hoạt động gắn kết
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính của hai
Bộ chưa được chặt chẽ. Các đơn vị chưa thực hiện tổng kết, sơ kết hàng
năm nên chưa có kết quả cụ thể các việc đã phối hợp và chưa thực hiện
trong giai đoạn trước. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị hai Bộ cần chủ động
phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới để thực hiện đúng, đủ các
nội dung đề ra nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền
thông và Bộ Nội vụ trong việc thúc đẩy gắn kết chặt chẽ ứng dụng công
nghệ thông tin với công tác cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước
từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020.
Đồng thời, hai Bộ cần
phối hợp tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa nội dung gắn kết đến
tất cả mọi đơn vị Bộ, ngành, địa phương... để cùng thực hiện mục tiêu
xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam.Việc tăng cường phối hợp giữa Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ nhằm thúc đẩy gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với công tác cải cách hành chính của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; qua đó thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT và cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 theo Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Kế hoạch hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn (bên trái) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký kết Chương trình hợp tác giữa hai Bộ. |
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính là
hai nội dung quan trọng có vai trò hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Ứng
dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, hỗ
trợ cải tiến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính để nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ứng
dụng công nghệ thông tin là nhân tố then chốt, có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình triển khai các hoạt động cải cách hành chính nói chung
và cải cách quy trình, thủ tục hành chính nói riêng.
Bộ trưởng Trương
Minh Tuấn khẳng định: “Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và cải
cách thủ tục hành chính cần phải được thúc đẩy chặt chẽ hơn nữa”.
Hiện
nay, thế giới đang chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh
tế số với trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật... các thiết bị
trở nên thông minh, có thể kết nối với nhau, các quy trình sản xuất,
phương thức làm việc... dần chuyển sang tự động hóa hoặc được hỗ trợ
bằng máy móc, robot. Trước xu thế đó, công tác quản lý, điều hành cung
cấp dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước đòi
hỏi cải tiến, nâng cao hiệu quả, phương thức quản lý để thích ứng với
yêu cầu của sự phát triển.