Phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 459/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,03% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích ảnh
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày báo cáo. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trước đó, báo cáo tóm tắt tiếp thu giải trình, chỉnh lý dự án Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc không thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án và phân cấp, phân quyền cho các địa phương quyết định đầu tư bảo đảm cơ chế giám sát độc lập, đồng thời rà soát quy định không phải điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo tính toán của Chính phủ nếu thực hiện theo trình tự, thủ tục thông thường, công tác phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ mất khoảng 3 đến 5 năm, thậm chí một số dự án mất hơn 5 năm, sẽ không bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, sự cần thiết của các tuyến đường sắt đô thị đã được xác định trong quá trình lập các quy hoạch có liên quan. Do đó, mặc dù không thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, nhưng các dự án vẫn được lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư dự án theo quy định để bảo đảm việc quyết định đầu tư các dự án phải thực sự phù hợp, hiệu quả, do đó trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tính toán kỹ lưỡng để quyết định đầu tư dự án hợp lý.

Về đề xuất cân nhắc không thực hiện thi tuyển phương án kiến trúc đối với các công trình nhà ga, cầu, nút giao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm tiến độ của các dự án và các yếu tố mang tính tầm nhìn dài hạn của các công trình này, dự thảo Nghị quyết đã quy định theo hướng giao quyền cho hai thành phố "được quyết định" việc có hay không thi tuyển kiến trúc đối với các công trình đường sắt đô thị. Theo đó, UBND thành phố sẽ xem xét, quyết định tổ chức thi tuyển kiến trúc đối với các công trình cần bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan đô thị, tạo sức hút và tăng tính hấp dẫn đối với hành khách sử dụng đường sắt đô thị. Đối với các công trình đường sắt đô thị không thực hiện thi tuyển phương án kiến trúc, các thành phố quyết định lựa chọn trên cơ sở một số phương án kiến trúc do tư vấn đề xuất.

Chú thích ảnh
Đại biểu ấn nút thông qua luật, Nghị quyết. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về phát triển công nghiệp, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay, Chính phủ đang nghiên cứu xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách tổng thể phát triển, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực; cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu; đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Trong kỳ họp này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết chung để thể chế hóa các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 57-NQ/TW; đồng thời, khoản 5 Điều 11 dự thảo Nghị quyết đã cho phép áp dụng các cơ chế có lợi hơn cho dự án...

* Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 điều.

Đáng chú ý, về các quy định áp dụng riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh, dự thảo Nghị quyết nêu, trong khu vực TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng), UBND Thành phố Hồ Chí Minh được thu và sử dụng 100% đối với một số khoản thu để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng: Tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD; tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; phí cải thiện hạ tầng.

Chú thích ảnh
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

HĐND Thành phố Hồ Chí Minh quy định chi tiết phương pháp xác định mức thu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc thu tiền đối với các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm không trùng thu với các loại thuế, phí khác.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của Thành phố.

Hằng năm, trong quá trình chấp hành ngân sách, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh được chủ động quyết định cụ thể nguồn vay trong nước và nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bảo đảm trong tổng mức dư nợ vay và bội chi ngân sách Thành phố đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường trước khi dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD vận hành thử nghiệm (nếu dự án thuộc đối tượng thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường), đăng ký môi trường (nếu dự án không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường)...

Diệp Trương (TTXVN)
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 19/2, với 455/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN