Kiến nghị giám sát án oan sai và đất lâm nghiệp

Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh (giai đoạn 2004 - 2014) là hai vấn đề “nóng” nhất, được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát kỹ trong năm 2015.


Nhất nhật tại tù…


Chiều 9/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) năm 2015.


Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu QH xem xét, quyết định lựa chọn 2 trong 3 nội dung để giám sát tại 2 kỳ họp trong năm 2015. Cụ thể, chuyên đề 1 là về tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Chuyên đề 2, kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chuyên đề 3 về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) phát biểu ý kiến.
Ảnh: Nguyễn Dân - TTXVN


Đa số các đại biểu QH chọn chuyên đề 1 và chuyên đề 3 để thực hiện giám sát trong Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2015. Theo các đại biểu QH, đây là hai nhóm vấn đề “nóng”, gây nhiều bức xúc trong xã hội trong những năm gần đây, đòi hỏi phải giải quyết ngay.


Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Người ngồi đằng sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất là 5 cái mất: mất về vật chất, mất về tinh thần, mất về sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà, nát cửa. Đồng thời, quá trình đi tìm lại công lý của họ cũng gặp nhiều khó khăn”.


Cùng quan điểm trên, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng: “Đây là vấn đề không thể nào trì hoãn được, cần ưu tiên làm ngay để đáp ứng yêu cầu của xã hội”.


Khiếu kiện đất đai kéo dài


Chuyên đề thứ ba về giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trong các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014 cũng được nhiều đại biểu cho ý kiến.


Các đại biểu cho rằng, đây là một trong những vấn đề lớn về quản lý tài nguyên đất đai, cũng là nơi khởi đầu của nhiều vụ khiếu kiện, khiếu nại kéo dài trong thời gian qua, cần có sự giám sát để tìm ra được các giải pháp tích cực về chính sách khắc phục trong thời gian tới.


“Đây là một vấn đề khá nhức nhối, tồn tại lâu, một sự lãng phí lớn liên quan đến vấn đề sử dụng hiệu quả tài nguyên. Đặc biệt, vấn đề này liên quan đến tái cấu trúc về nông nghiệp sắp tới. Do đó, phải làm ngay vì nó gắn liền với vấn đề tái cấu trúc nông nghiệp hiện nay”, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) phát biểu.


Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cho rằng: “Việc giám sát này sẽ khắc phục tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai nói chung, nhất là tại các nông, lâm trường. Đặc biệt là tạo quỹ đất giao cho hộ gia đình còn thiếu và không có đất ở, đất sản xuất, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo.

 

Hiện tại còn trên 326.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất, rất cần đất để an cư và sản xuất, hạn chế di cư tự do. Giám sát này giúp QH đưa ra những quyết định quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội, quản lý chặt chẽ hơn về đất đai”.


Hữu Vinh

Hạn chế án oan sai, tồn đọng

Ngày 12/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 14, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN