Học giả Lào: Vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Trong khi đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rằng cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới.

Chú thích ảnh
Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào Daosavanh Kheuamixay trả lời phỏng vấn. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Theo giới chuyên gia và các nhà quản lý, sau gần 40 năm đổi mới mới, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được khẳng định, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.

Nhân dịp đầu năm mới 2025, nhóm phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đã có cuộc trao đổi với ông Daosavanh Kheuamixay, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 40 năm qua, từ khi đổi mới năm 1986.

Ông Daosavanh Kheuamixay khẳng định Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 được xem là sự kiện quan trọng và có vai trò quyết định trong việc phát triển của đất nước Việt Nam. Kể từ đó cho đến nay, người dân Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển. Đó là cuộc cải cách mới, trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự kiện quan trọng và có dấu ấn lịch sử phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và là xu hướng phát triển chung các nước trên thế giới.

Kể từ năm 1986 đến nay, đất nước Việt Nam đã có những sự phát triển và bước tiến nhảy vọt. Từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, phải dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ và cả nguồn viện trợ bên ngoài, Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao.

Tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của Việt Nam hiện nay đạt hơn 430 tỷ USD, thu nhập trung bình của người dân Việt Nam khoảng hơn 4.300 USD/năm, đây là một bước tiến tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam.

Các chuyên gia cũng khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với những năm đổi mới, với quy mô GDP dự kiến đạt khoảng 500 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, đứng thứ 32 thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt gần 5.000 USD, đưa Việt Nam bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao. Đây là chỗ dựa vững chắc cho bước tiến của Việt Nam.

Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào cho rằng, ngoài những thành tựu đạt được về kinh tế, Việt Nam cũng đã giải quyết được các vấn đề khó khăn khác nhằm nâng cao đời sống của người dân Việt Nam. Đây được xem là hình mẫu trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn.

Công tác ngoại giao của Việt Nam cũng có nhiều điểm nổi bật trên trường quốc tế. Từ tình trạng khép kín, bị bao vây, cô lập, cấm vận, Việt Nam đã tiến hành mở cửa đất nước; kiên trì và đẩy mạnh đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia; có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 230 nền kinh tế; là nền kinh tế có quy mô thương mại lớn thứ 20 toàn cầu; tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nhiều lĩnh vực kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hội nhập kinh tế quốc tế còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ và hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa, bảo vệ môi trường và quốc phòng-an ninh.

Điều này thể hiện rằng Việt Nam đã đạt được những thành tựu vĩ đại, đã tạo được danh tiếng, làm nổi bật thêm vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong suốt gần 40 năm đổi mới của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục giành được những thắng lợi và thành tựu to lớn nhiều hơn nữa trên mọi lĩnh vực.

Theo Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào Daosavanh Kheuamixay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều thứ ảnh hưởng đến tâm tư, đời sống của người dân hai nước Lào - Việt Nam. Thế nhưng, cho dù tình hình thế giới và khu vực có thay đổi như thế nào đi chăng nữa, mối quan hệ của hai nước Lào-Việt Nam vẫn trước sau như một, luôn là bạn bè, luôn là đối tác tốt của nhau, vì mối quan hệ hợp tác Lào-Việt Nam là mối quan hệ có từ xa xưa, gắn liền với truyền thống lịch sử, địa lý của hai đất nước chúng ta.

Hai nước đã từng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc đấu tranh đánh đuổi kẻ thù chung, giúp đỡ nhau bằng cả tấm lòng, chia ngọt sẻ bùi “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Mối quan hệ Lào - Việt Nam không phải ngẫu nhiên được sinh ra, mà xuất phát từ quy luật khách quan của lịch sử và được vun đắp bởi nhiều thế hệ lãnh đạo, nhiều chiến sĩ cách mạng của hai nước Lào - Việt Nam đã phải đổ mồ hôi, xương máu và nước mắt. Điều này đã được thể hiện qua các bài văn, bài thơ và những lời ca, tiếng hát cũng như nhiều câu nói khác của người dân hai nước Lào - Việt Nam đều cho thấy mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam là mối quan hệ sâu sắc.

Theo Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, các thế hệ trẻ - những người sẽ kế thừa - cần tiếp tục học tập để nâng cao sự hiểu biết của mình về lịch sử, về mối quan hệ Lào - Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam là mối quan hệ vĩ đại không thể kiếm tìm trên thế giới này, mối quan hệ thủy chung trong sáng, người dân hai nước luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, do vậy, thế hệ trẻ hai nước chúng ta cần tiếp tục trau dồi kiến thức thông qua nhiều hình thức và thông qua các hoạt động giao lưu… để thanh niên của hai nước Lào - Việt Nam tiếp tục kế thừa sứ mệnh đoàn kết, Lào - Việt Nam không thể tách rời nhau.

Bên cạnh đó, thế hệ những người đi trước cũng cần có vai trò, trách nhiệm trong việc giáo dục con cháu của mình để họ hiểu đúng bản chất của mối quan hệ Lào-Việt Nam. Đây cũng là sứ mệnh mà hai nước chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh để các thế hệ trẻ hiểu sâu thêm hơn về mối quan hệ đặc biệt này.

 Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào Daosavanh Kheuamixay cho biết, với tư cách là lãnh đạo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, ông hiểu rất sâu sắc về mối quan hệ vĩ đại giữa hai nước Lào-Việt Nam và ông biết mình có phải trách nhiệm truyền đạt lại cho thế hệ trẻ, cụ thể là các học viên trong học viện, để góp phần vun đắp và phát triển mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam mãi phát triển trường tồn. Trên cơ sở đó, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Lào đang hợp tác chặt chẽ với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học-xã hội Việt Nam để hoàn thành việc biên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Lào tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập.

Ông Daosavanh Kheuamixay nhấn mạnh Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào là nơi đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cấp cao. Trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Học viện sẽ tiếp tục đưa các nội dung trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập vào chương trình, giáo án giảng dạy trong thời gian tới. Đồng thời, Học viện sẽ tiếp tục hợp tác với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để nghiên cứu, xây dựng chương trình học tập về tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Kaysone Phomvihane, đưa vào chương trình học tập của hai Học viện.

Xuân Tú - Bá Thành (TTXVN)
Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong những năm qua, đã có nhiều vở kịch, tác phẩm được xây dựng nhằm ca ngợi mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Tại thủ đô Viêng Chăn, vở kịch ngắn mang tên “Hai đồng chí Lào – Việt Nam” do Đoàn Nghệ thuật quân đội, thuộc Bộ Quốc phòng Lào biểu diễn đã một lần nữa giúp khán giả hiểu sâu sắc hơn về quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Lào, đặc biệt là các thế hệ trẻ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN