Sau khi kiểm tra thực tế tại công trường và làm việc với Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ, bên cạnh tiến độ triển khai thi công tích cực của gói thầu số 1, số 2 thì gói thầu số 3, số 4 của dự án tiến độ vẫn còn chậm. Việc chậm trễ này ảnh hưởng đến tiến độ thu gom nước thải, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu xử lý nước thải của nhà máy, đồng thời làm phát sinh chi phí, do đó phải tập trung giải quyết, không để kéo dài hơn nữa.
Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội khởi công từ năm 2019 và triển khai đồng loạt cả 4 gói thầu chính. Theo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội – đơn vị chủ đầu tư, đến nay, dự án này đã hoàn thành giải phóng mặt bằng từ năm 2016; hoàn thành phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán các gói thầu, lựa chọn xong nhà thầu và thi công đồng loạt 4 gói thầu. Theo kế hoạch, gói thâu sổ 1 phấn đấu vận hành thử nhà máy vào quý II/2024 và khai thác vào cuổi năm 2024; gói thâu số 2 hoàn thành thi công toàn bộ gói thầu trong năm 2024 (phấn đầu vuợt 3 tháng so với tiển độ được duyệt và vượt 10 tháng so với tiển độ ban đầu).
Vướng mắc nhất hiện nay của dự án là gói thầu số 3 và số 4. Hiện gói thầu số 3 đã hoàn thành thủ tục chẩm dứt hợp đồng và sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn lại nhà thầu thi công trong năm 2024. Gói thâu số 4 đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.
Để đẩy nhanh tiển độ triển khai dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận huyện liên quan đẩy nhanh các thủ tục vể thỏa thuận cấp phép, di chuyến công trình ngầm, chấp thuận biện pháp thi công, vận động nhân dân ủng hộ dự án trong quá trình triển khai thi công trên hiện trường. Giao cơ quan chuyên môn tham mưu tổ chức lựa chọn đơn vị quản lý vận hành sau khi dự án được bàn giao chính thức.
Xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Hiệp định vay vốn để bổ sung nguồn vốn cho dịch vụ tư vấn và điểu chỉnh chủ trương thay đổi nguồn vốn để thực hiện gói thầu số 3 khi Ban quản lý dự án đệ trình. Sau khi dự án được điều chỉnh, UBND thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân thành phố bổ sung nguồn vốn để tổ chức lựa chọn nhà thầu và sớm khởi công thi công lại gói thầu số 3 trong năm 2024. Xem xét chủ trương tiếp tục đầu tư 9 bể lắng sơ cấp và 6 bể nén bùn trọng lực bằng nguồn vốn thành phố đảm bảo hoàn thiện quy trình xử lý của nhà máy.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, khi nhà máy nước thải Yên Xá vận hành, lượng bùn thải ra rất lớn, khoảng 100 m3 bùn/ngày, do đó cần nghiên cứu sớm cách thức xử lý. Tuy nhiên hiện nay chưa có phương án xử lý lượng bùn này. Phó Chủ tịch UBND thành phố đề xuất Bí thư Thành ủy cho nghiên cứu xây dựng nhà máy công nghệ đốt bùn thải để xử lý bùn thải cho nhà máy nước thải và bùn nạo vét.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, một trong những điểm nghẽn lớn nhất để phát triển Thủ đô trong tương lai chính là vấn đề môi trường. Do vậy, vấn đề xử lý nước thải đô thị là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần phải hoàn thành theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII và Chương trình công tác số 03 - CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.
Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, thành phố Hà Nội phải đảm bảo tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 50 - 55% (hiện nay, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt 28,8%). Để đáp ứng được chỉ tiêu quan trọng này, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoạt động các nhà máy xử lý nước thải; trong đó, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá là dự án trọng tâm với tổng công suất xử lý rất lớn (270.000 m3/ngày đêm).
Dự án Yên Xá không chỉ có ý nghĩa về việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải của thành phố mà còn góp phần rất quan trọng trong việc làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét cũng như phục vụ cho gần một triệu dân trong phạm vi 6 quận nội thành và huyện Thanh Trì; đồng thời, dự án còn là một minh chứng cho mối quan hệ khăng khít, truyền thống 50 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản khi đây còn là dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA của JICA với sự tham gia thiết kế, trực tiếp thi công của các đơn vị, các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
Theo báo cáo của chủ đầu tư và các sở ngành, dự án áp dụng công nghệ thi công lắp đặt ống cống bằng phương pháp khoan kích ngầm lần đầu tiên được thực hiện tại Hà Nội. Công nghệ này đã góp phần hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân trong quá trình thi công so với các phương pháp truyền thống. Việc hoàn thành được dự án là cơ sở để các cơ quan chuyên môn của Hà Nội đánh giá tính hiệu quả, ưu điểm để từ đó xem xét nhân rộng áp dụng cho các dự án tương tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dự án đã khởi công từ năm 2019 nhưng đến năm 2022 khối lượng công việc hoàn thành rất ít và có nhiều tồn tại vướng mắc nhiều năm chưa được giải quyết. Nhưng sau khi thành phố tổ chức sáp nhập các Ban đến nay thì các vướng mắc tồn tại này đã cơ bản được giải quyết, tiến độ khối lượng công việc được đẩy mạnh. Kết quả này có được là nhờ sự chủ động của Chủ đầu tư, sự quyết liệt trong chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở ngành, chính quyền địa phương.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, UBND thành phố, các sở, ban ngành, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện của chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị có liên quan được bàn giao mặt bằng, cấp phép và triển khai thi công đảm bảo tiến độ. Ban Quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội tập trung phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3 cũng như hoàn thiện thủ tục sớm đấu thầu lựa chọn nhà thầu gói thầu số 3 trở lại ngay trong năm 2024; đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công Gói thầu số 4 đảm bảo hoàn thành trong năm 2025. Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì quyết liệt phối hợp với Ban quản lý dự án để giải quyết vấn đề cấp phép công trình ngầm... Đặc biệt, các đơn vị chức năng sớm có phương án xử lý đối với lượng bùn thải của nhà máy.
Với đề xuất thi công 9 bể lắng sơ cấp và 6 bể nén bùn trọng lực, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng giao UBND thành phố, các Sở, ngành xem xét tham mưu đánh giá sự cần thiết và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả của dự án. Về nguồn vốn, UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành tham mưu hướng dẫn chủ đầu tư các thủ tục điều chỉnh, bổ sung đảm bảo đầy đủ nguồn vốn cho dự án, đảm bảo đúng quy định.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị chủ đầu tư cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị khẩn trương triển khai thi công nhằm đảm bảo sớm hoàn thành dự án.