Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối phó với bão số 3

Ngày 29/7, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký Công điện khẩn số 1270/CĐ-TTg chỉ đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Công Thương, Ngoại giao; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương; Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Báo Nhân dân; Thông tấn xã Việt Nam.

Diễn tập cấp cứu nạn nhân. Ảnh: Duy Khương – TTXVN

Nội dung công điện như sau:

Bão số 3 (tên quốc tế là Nock-Ten) đang tiếp tục di chuyển về phía nước ta, khoảng trưa, chiều mai (30/7) bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển, dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh; đây là cơn bão mạnh, sức gió vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13; trước, trong và sau bão có thể có mưa to đến rất to, diễn biến của bão còn phức tạp. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu tiếp tục kiểm đếm, nắm chắc số lượng tàu thuyền còn hoạt động trên biển, hướng dẫn di chuyển để không đi vào hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh, trú bão an toàn; tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh bão.

Riêng các tỉnh từ Thái Bình đến Thừa Thiên Huế, căn cứ diễn biến của bão và tình hình cụ thể của từng địa phương, quyết định việc cấm tàu thuyền ra khơi; kiểm tra, có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các công trình xây dựng, bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình đang thi công; chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện; phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện việc di dời, sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm (vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất), trong các nhà yếu sang nhà kiên cố; kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền, trên các đầm, chòi canh nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ vào; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân đi.

Hướng dẫn nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lớn, bị chia cắt dài ngày; cử người canh gác, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập; chủ động tiêu nước bảo vệ các trà lúa mới cấy, chống ngập úng các thành phố.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nắm chắc số lượng tàu vận tải đang hoạt động trên biển, hướng dẫn di chuyển tìm nơi tránh, trú bão an toàn, thông báo kịp thời để các tàu vận tải không đi vào vùng nguy hiểm. Có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, chuẩn bị phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố sạt lở khi mưa, lũ.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn các tỉnh nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão phối hợp với lực lượng của địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng giúp đỡ thực hiện việc sơ tán dân khi có yêu cầu; cùng địa phương triển khai các biện pháp cần thiết phòng, chống khi bão đổ bộ vào bờ.

5. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Y tế, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương chủ động vận hành an toàn các hồ thủy điện, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc, đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ, nguồn điện phục vụ bơm tiêu chống úng ngập, sẵn sàng giúp đỡ địa phương khi có yêu cầu.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của bão, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời cho Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng và các Bộ, ngành liên quan để chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của bão cho các địa phương và nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.

7. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các trung tâm cứu nạn và lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành và địa phương nằm tỏng khu vực ảnh hưởng của bão chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

8. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ để kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể, chủ động đối phó với bão, lũ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách vượt thẩm quyền.

9. Thủ tướng Chính phủ cử 2 đoàn công tác do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn làm trưởng đoàn đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác đối phó với bão.

10. Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng đưa tin, thường xuyên

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN