Các học giả chỉ trích hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông

Nhiều chuyên gia, học giả của Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài cũng đang tiếp tục góp tiếng nói vạch cho cộng đồng quốc tế thấy rõ hành động sai trái, đi ngược luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời đưa ra những lập luận pháp lý cũng như chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Trang amạng Eurasia review.com – trang mạng phân tích hàng đầu khu vực, đã đăng tải các bài viết sâu sắc của Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn - Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, và Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh, Học viện Ngoại giao Việt Nam, trong đó bác bỏ tuyên bố phi lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

 

Trong bài viết tiêu đề “Hoàng Sa - liệu Trung Quốc thực sự có chủ quyền không tranh cãi” đăng trên trang mạng Erasiareview ngày 10/6, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn - Phó viện trưởng Viện Biển Đông, nêu rõ cho tới nay, chính quyền Trung Quốc vẫn không thể đưa ra được bất cứ chứng cứ xác đáng nào cho thấy họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Không một cuốn sách lịch sử, một bản đồ hay tài liệu chính thức nào của Trung Quốc từ giữa thế kỷ 20 đổ về trước ghi nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tất cả các tài liệu lịch sử của Trung Quốc chỉ đánh dấu đảo Hải Nam là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc.

 

Viện dẫn nhiều chứng cứ và sự kiện lịch sử, tiến sỹ yêu cầu Trung Quốc, kể cả trong trường hợp không công nhận Hoàng Sa của Việt Nam, thì phải thừa nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa là vấn đề tranh chấp với Việt Nam, vì vậy không được có bất cứ hành động đơn phương nào tại khu vực và Trung Quốc cần rút ngay giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển Hoàng Sa.

 

Trong bài viết “Hoàng Sa - 40 năm trường” cùng đăng tải trên trang eurasiareview, Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh chỉ trích việc Trung Quốc cố tình phớt lờ các cơ sở pháp lý xác đáng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm năm 1974. Dẫn chứng hàng loạt chứng cứ lịch sử cũng như các cơ sở pháp lý mà Việt Nam đang nắm giữ, tác giả cũng đã đặt vấn đề rằng cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay không chỉ đặt ra tranh cãi về chủ quyền mà hơn nữa là cả tranh cãi về luật biển quốc tế.

 

Tác giả cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002.

 

Tiến sỹ Lan Anh bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ sớm nhận thức được rằng hành động ức hiếp các nước láng giềng bằng cách vi phạm luật pháp quốc tế không phải là cách hành xử có trách nhiệm mà một nước được coi là lớn cần thể hiện trên trường quốc tế.

 

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hong Kong ngày 11/6, ông Nguyễn Thành Trung – Giảng viên khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang làm luận án Tiến sĩ ở Hong Kong cho biết giới chuyên gia và nghiên cứu sinh quốc tế mà ông tiếp xúc đều tỏ ra quan ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua. Đặc biệt việc Trung Quốc liên tục bóp méo sự thật và vu cáo Việt Nam là thủ đoạn không thể chấp nhận được.

 

Những ý kiến nói trên là những tiếng nói chính nghĩa mà công luận ở cả trong và ngoài nước Việt Nam muốn gửi đến chính quyền Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay hành động khiêu khích và rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam.

 


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.


Thu Minh

Trung Quốc bịa đặt ‘chủ quyền không tranh cãi’ với Hoàng Sa
Trung Quốc bịa đặt ‘chủ quyền không tranh cãi’ với Hoàng Sa

Trong hàng ngàn năm, Trung Quốc luôn xem biển là một nơi của cướp biển và sự không an toàn. Vì vậy, nhiều triều đại ở Trung Quốc, gần đây nhất là nhà Minh và nhà Thanh, tiếp tục cấm các hoạt động trên biển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN