Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu báo cáo về xuất xứ khăn lụa Khaisilk

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Trần Hữu Linh vừa ký văn bản hỏa tốc trưa 26/10 đề nghị Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) kiểm tra vụ việc liên quan tới xuất xứ hàng hoá của Tập đoàn Khaisilk.

Mặt hàng khăn của Khaisilk bị tố là hàng Trung Quốc gắn mác giả hàng Việt. Nguồn: dantri.com.vn

Theo đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin về vụ việc khăn lụa của Khaisilk gắn mác "Made in China".

Cụ thể, trong mấy ngày vừa qua, các phương tiện truyền thông, báo chí đã đưa tin và đề cập đến vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “KHAISILK – Made in Việt Nam” vừa có mác “Made in China”.

Vì vậy, tại văn bản hỏa tốc nêu rõ việc Văn phòng Bộ Công Thương đã xin truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

Ngoài ra, Văn phòng Bộ cũng đề nghị Cục Quản lý thị trường khẩn trương báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/10.

Trước đó, ngày 23/10, trên trang Facebook cá nhân Đặng Như Quỳnh đã phản ánh sự việc đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”.


Sau khi tiến hành kiểm tra và phát hiện số khăn còn lại có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn, doanh nhân Hoàng Khải, chủ Tập đoàn Khaisilk đã thừa nhận những sản phẩm trên là hàng nhập từ Trung Quốc và hứa bồi thường thiệt hại.

Dù vậy, ông chủ của Khaisilk vẫn cho rằng: Mặt hàng lụa là một trong những sản phẩm làm nên thương hiệu nổi tiếng và riêng biệt cho Tập đoàn này. Tuy nhiên, do sự phát triển mở rộng sang nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, ẩm thực... kinh doanh lụa tơ tằm không được quan tâm, đầu tư, giám sát chặt chẽ nên đã phát sinh hệ lụy thiếu kiểm tra.

Uyên Hương (TTXVN)
Nhiều quần áo 'Made in China' thực ra được sản xuất tại Triều Tiên
Nhiều quần áo 'Made in China' thực ra được sản xuất tại Triều Tiên

Các công ty dệt may Trung Quốc đang tận dụng lao rộng giá rẻ và nhà máy của CHDCND Triều Tiên dọc biên giới với nước này. Kết quả là nhiều quần áo gắn mác "Made in China" được bày bán trên khắp thế giới thực chất có nguồn gốc từ Triều Tiên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN