Bảo đảm cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

Do nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2...) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý.

Bộ Y tế cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2...) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị y tế về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. 

Chú thích ảnh
Bộ Y tế cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy SpO2.... tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung. Ảnh minh họa: covid19.gov.vn

Theo đó, để sẵn sàng cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị kế hoạch và phương án bảo đảm nguồn cung trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm; đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, nguồn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2...

Giá bán được yêu cầu phải phù hợp với với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian, tăng giá bất hợp lý để giữ bình ổn giá trên thị trường; yêu cầu các nhà phân phối, bán lẻ thực hiện niêm yết giá, không gom hàng và tăng giá; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng, đạo đức kinh doanh, không được nâng giá, trục lợi trong các hoạt động cung ứng phòng, chống dịch.

Trước đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2...) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng, quản lý thị trường, tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý.

Đồng thời kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

TTXVN/Báo Tin tức
Không kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam bị phạt đến 20 triệu đồng
Không kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam bị phạt đến 20 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN