Cụ thể, VN-Index tăng 2,43 điểm lên 1.154,2 điểm. HNX- Index giảm 0,34 điểm lên 228,88 điểm. UPCOM-Index tăng 0,09 điểm lên 85,91 điểm.
Về giá trị khối lượng giao dịch toàn thị trường gần 19 nghìn tỷ đồng, riêng trên HOSE tương ứng hơn hơn 16,6 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 440 tỷ đồng trên sàn HOSE; trong đó, bán mạnh STB, DGC, VRE...
Diễn biến tích cực của thị trường hôm nay có sự đóng góp của rổ VN30 khi bên mua đang chiếm ưu thế với quá nửa mã tăng; trong đó, nhiều cổ phiếu góp mặt trong nhóm 10 cổ phiếu đóng góp đà tăng cho chỉ số VN-Index hôm nay như VHM, VCB, VIC, VRE, VHM...
Đối với các nhóm ngành, nhóm cổ phiếu bảo hiểm có sự tăng trưởng vượt trội. BVH tăng 3%, VNR tăng hơn 2%%, BMI và BIC tăng gần 1%...
Cùng với đó, nhóm sản xuất nhựa và hóa chất, cao su hay thực phẩm và đồ uống cũng có diễn biến tích cực.
Ở chiều ngược lại, nhóm đầu tư công như xây dựng, vật liệu xây dựng hay nhóm ngành tài chính như chứng khoán và ngân hàng kém khởi sắc.
Đáng chú ý, nhóm ngân hàng chỉ có 4 mã PGB, SHB, VCB, BID tăng, ABB, EIB, NAB, OCB, VAB, VBB dừng ở mốc tham chiếu, còn lại chìm trong sắc đó. Điều này khiến cho đà tăng của thị trường thu hẹp trong phiên giao dịch hôm nay.
Giới phân tích cho rằng, thông tin Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại không có tác động nhiều đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Giám đốc phân tích khối Khách hàng cá nhân Nguyễn Thế Minh , Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, nâng room tín dụng phần nào đó giúp giải quyết áp lực đảo nợ, nhưng cũng không phải là động lực lớn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Điều kiện đủ của tăng trưởng tín dụng đến từ 2 yếu tố, đó là kinh tế hồi phục và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp. Thực tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mặt bằng cao và đầu ra của tín dụng được cho là vẫn khó khăn do khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.