Giá vàng thế giới đi xuống. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tại Mỹ, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.255,91 USD/ounce, còn giá vàng giao dịch kỳ hạn tăng 0,3% lên 1.256,40 USD/ounce.
Nhà phân tích Simona Gambarini, thuộc Capital Economics, nhận định trong những tuần tới giá vàng vẫn chịu sức ép trước triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch tin rằng có 83% cơ hội FED sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp vào tháng Sáu tới. Các chuyên gia nhận định đồn đoán FED nâng lãi suất vào tháng tới và khả năng tăng thêm một lần nữa vào cuối năm là nguyên nhân đẩy giá vàng rơi xuống ngưỡng 1.300 USD/ounce.
Trong khi đó, Phố
Wall đã chinh phục các kỷ lục mới trong phiên 25/5, khi tiếp tục chốt
phiên thứ sáu liên tiếp tăng điểm, nhờ các nhà đầu tư tiếp tục phản ứng
tích cực trước biên bản cuộc họp tháng Năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) mới được công bố.
Các nhà giao dịch tại thị trường chứng khoán New York ngày 17/5. Ảnh: THX/TTXVN |
Chỉ số Nasdaq tăng 0,7%, lên 6.205,26
điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, lên 2.415,07 điểm, đều là
các mức cao kỷ lục mới và với chỉ số S&P thì đây là kỷ lục mới thứ
19 tính đến thời điểm này của năm nay. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones
tăng 0,3%, lên 21.082,95 điểm.
Theo biên bản cuộc họp của FED,
phần lớn các nhà hoạch định chính sách tham dự cuộc họp đánh giá rằng
nếu tình hình kinh tế Mỹ tiếp tục tiến triển như mong đợi, với tiền
lương và tỷ lệ việc làm tiếp tục tăng dẫn tới chi tiêu tiêu dùng và đầu
tư kinh doanh phục hồi, việc tăng lãi suất sẽ là thích hợp, nhưng sẽ
phải chờ đến khi xác định được tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu hồi đầu
năm chỉ là tạm thời và như vậy khả năng tăng lãi suất có thể phải lùi
lại cho đến sau tháng Sáu.
Tuy nhiên, trong phiên này, cổ phiếu
liên quan đến dầu mỏ lại đi ngược xu hướng chung, khi giá dầu thô giảm,
do quyết định của các nước sản xuất dầu ngày 25/5 không cắt giảm thêm
hạn ngạch sản lượng như mong đợi của thị trường.