Dòng tiền thông minh nhập cuộc, VN-Index thu hẹp đà giảm

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 2/3, chỉ số VN-Index đã thu hẹp đà giảm còn 1,98 điểm, đạt 1.113,81 điểm. Mã tăng chủ yếu duy trì trên trên nhóm vốn hóa lớn, là động lực giúp thị trường phục hồi.

Đáng chú ý, thực phẩm - đồ uống dẫn dắt thị trường khi vươn lên trở thành tâm điểm trong phiên. Cụ thể, dòng tiền tập trung chảy vào VNM và MSN, qua đó tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa khắp thị trường. Đặc biệt, MSN đã đảo chiều thành công, giá đóng cửa trên các nhóm MA quan trọng nên xu hướng tăng được duy trì.


Cổ phiếu dầu khí thu hẹp đà giảm, có lúc GAS và PVS đảo chiều đi lên, PVD và PVT vẫn chìm trong sắc đỏ, giảm hơn 1%. Nhóm này phản ứng tiêu cực trước biến động của giá dầu thế giới.


Nhóm cổ phiếu Bluechips VIC, VRE, PNJ, VJC, PLX, HPG, FPT… cũng như các cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, CTG, VPB, MBB… là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm sâu. Ngược lại, VNM đang là Bluechips giao dịch tích cực nhất khi tăng 2.000 đồng.


Theo đó, đóng cửa phiên sáng thị trường sàn HOSE có 113 mã tăng với 147 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 110.362.033 cổ phiếu, tương đương giá trị 3.638,12 tỷ đồng.


Tại sàn HNX, thị trường lấy lại sắc xanh khi tăng 0,03 điểm, đưa chỉ số HNX-Index đạt 127,13 điểm với 63 mã tăng, 82 mã giảm. Khối lượng giao dịch thị trường đạt 35.407.600 cổ phiếu, tương đương giá trị 629.884 tỷ đồng.


Trước đó, VN-Index kháng cự mạnh đầu phiên, áp lực điều chỉnh quanh vùng 1.100 – 1.100 điểm và điều chỉnh đi xuống theo xu hướng của thị trường chứng khoán toàn cầu.


Nguyên nhân sau khi tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm thì thị trường chứng khoán Mỹ đã chìm trong sắc đỏ. Dow Jones và S&P 500 giảm hơn 1%, có chuỗi ba phiên điều chỉnh liên tiếp.

VN-Index giằng co trong phiên sáng ngày 2/3. 

Cụ thể, Dow Jones giảm 1,68% xuống 24.608,98 điểm, S&P 500 mất 1,33% còn 2.677,61 điểm và Nasdaq Composite điều chỉnh 1,27% về 7.180,56 điểm.


Theo đó, thị trường chứng khoán trong nước cũng bị áp lực giảm điểm, tập trung ở nhóm dầu khí. Cụ thể, dầu khí đi xuống khi lực cung cổ phiếu gia tăng trên các ông lớn GAS, PVD, PVT, PVS. Trong đó, PVD điều chỉnh mạnh nhất, dù vậy giá vẫn được hỗ trợ tốt quanh MA 100.


Ngoài ra, cổ phiếu ngân hàng cũng chìm trong sắc đỏ như VCB, CTG và BID. Điều này đã có tác động tiêu cực lên xu hướng toàn thị trường, đặc biệt là cổ phiếu VCB sau thông tin ngân hàng này bắt đầu thực hiện thu phí giao dịch trên mobile banking kể từ ngày 1/3.


Điểm sáng đầu phiên đến từ sự đi lên của VNM, cổ phiếu lội ngược dòng thành công, tăng 1%.


HNX-Index có diễn biến tương tự, nhưng áp lực điều chỉnh không lớn. Chỉ số đang rung lắc mạnh khi cố vượt vùng 126 - 129 điểm (đỉnh tháng 1/2018).


Tính đến 10 giờ ngày 2/3, Vn-Index đã điều chỉnh giảm 9,46 điểm xuống còn 1.106,33 điểm với 68 mã tăng và 153 mã giảm. Khối lượng giao dịch đạt 41.262.442 cổ phiếu, tương đương giá trị 1.384,13 tỷ đồng.


Tại sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 0,29 điểm xuống còn 126,81 điểm.


Theo nhận định của CTCP Bảo Việt – BVSC, bên cạnh sự tác động của thị trường chứng khoán Mỹ thì chỉ số VN-Index giảm 0,51% xuống 1.115,79 điểm ngày 1/3 cũng đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư.


Vì vậy, trong ngày 2/3 các nhà đầu sẽ trở nên thận trọng hơn và nhanh chóng tạo ra hiệu ứng tiêu cực cho thị trường. Theo đó, trong ngày 2/3 VN-Index sẽ có thể vấp phải áp lực điều chỉnh về lại vùng 1.100 - 1.110 điểm.


Tương tự, CTCK FPT – FPTS cũng cho rằng phiên hôm nay, khả năng cao chỉ số sẽ cần thử thách lại khu vực hỗ trợ gần nhất 1.100 - 1.110 điểm. Phản ứng của VN-Index tại khu vực hỗ trợ sẽ là tín hiệu khá quan trọng đối với việc xác định xu hướng giá của tuần kế tiếp.


Cụ thể, nếu coi diễn biến của 4 phiên liên tiếp gần đây là trạng thái tích lũy lại thì VN-Index không nên đóng cửa dưới mốc 1.100 điểm để bảo toàn tín hiệu xu hướng tăng có được từ phiên đầu tuần.


Đối với sàn Hà Nội, CTCK Phú Hưng (PHS) nhận định HNX-Index có diễn biến tương tự. Dù vậy, phiên giảm điểm ngày 1/3 có thể chỉ mang tính điều chỉnh kỹ thuật, xu hướng chính trong ngắn hạn của thị trường có thể vẫn là phục hồi. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình hợp lý hơn.


Hải Yên/Báo Tin tức
Chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ
Chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ

Thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống trong phiên ngày 28/2, trong đó chứng khoán Mỹ mất điểm trước những lo ngại về khả năng lãi suất tăng cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN