Chỉ số Dow Jones giảm 582,05 điểm, hay 3,04%, xuống 18.591,93 điểm. Chỉ số S&P 500 để mất 67,52 điểm, hay 2,93%, xuống 2.237,4 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,84 điểm, hay 0,27%, xuống 6.860,67 điểm.
Giá cổ phiếu của United Technologies để mất 9,18%, mức giảm mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones. Trong phiên, có thời điểm chỉ số này giảm 960 điểm. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Boeing tăng hơn 11%, là mã tăng mạnh nhất trong chỉ số gồm 30 mã này.
Trong phiên này, 10 trong 11 lĩnh vực của chỉ số S&P 500 giảm điểm, với năng lượng giảm 6,65%, lĩnh vực giảm mạnh nhất. Trong khi đó, lĩnh vực tiêu dùng tăng 0,35%, nhóm duy nhất tăng trong chỉ số này.
Trước đó, Fed đã tuyên bố sẽ mua không giới hạn một lượng trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp, và mở ba cơ sở mới để mua nợ của các công ty, giúp các thị trường hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh.
Hồi giữa tháng, Fed đã hạ lãi suất khẩn cấp lần thứ hai trong vòng hai tuần, đưa lãi suất xuống gần 0%. Ngân hàng này cũng triển khai chương trình nới lỏng định lượng, cam kết tăng lượng trái phiếu nắm giữ thêm ít nhất 700 tỷ USD, nhằm duy trì lãi suất dài hạn ở mức thấp và bơm thanh khoản cho các thị trường vốn.
Các thị trường chứng khoán châu Âu phiên này cũng giảm điểm. Chỉ số FTSE 100 của thị trường London giảm 3,8%, xuống 4.993,89 điểm. Chỉ số DAX 30 của Frankfurt sụt 2,1%, xuống 8.741,15 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 3,3%, xuống 3.914,31 điểm. Chỉ số EURO STOXX 50 để mất 2,5%, xuống 2.485,54 điểm.
Ở trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/3, VN - Index giảm tới 43,14 điểm (tương ứng hơn 6%) xuống còn 666,59 điểm. Toàn sàn có tới 363 mã giảm giá; trong đó có tới 193 mã giảm sản. Chỉ còn 40 mã tăng giá và 21 mã đứng ở giá tham chiếu.
HNX - Index cũng giảm 5,33 điểm (tương ứng 5,24%) xuống 96,46 điểm. Toàn sàn có tới 149 mã giảm giá; trong đó có 74 mã giảm sàn. Chỉ còn 34 mã tăng giá và 18 mã đứng ở mức giá tham chiếu.