Trong khi đó, các nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố báo cáo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp vào ngày 7/4 để đoán định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 2.013,13 USD/ounce vào lúc 14 giờ 01 phút (giờ Việt Nam) sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2022 vào ngày 5/4. Giá vàng của Mỹ giao kỳ hạn cũng giảm 0,2% xuống 2.030,70 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD tăng 0,1% khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Ajay Kedia, Giám đốc trung tâm Kedia Commodities ở Mumbai, cho biết, dữ liệu kinh tế của Mỹ trong tuần này là những yếu tố chính hỗ trợ cho giá vàng, đồng thời ông cũng lưu ý đến một số hoạt động chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh vào ngày 7/4. Còn Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết, giao dịch vàng đang trở nên “nhộn nhịp” nhưng bối cảnh vĩ mô vẫn hỗ trợ mạnh mẽ cho vàng.
Từ đầu tuần đến nay, giá vàng đã tăng khoảng 2,3% sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) bất ngờ cắt giảm sản lượng và dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ trong tuần làm thị trường thêm lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ khiến kim loại quý này tăng vọt lên trên 2.000 USD/ounce.
Vào lúc 15 giờ 40 phút phiên 6/4, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 66,50 - 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).