WHO hiện không ủng hộ việc sử dụng 'hộ chiếu vaccine'

Ngày 6/4, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Harris cho biết tại thời điểm hiện nay, WHO không ủng hộ việc sử dụng hộ chiếu vaccine làm điều kiện để nhập cảnh hoặc xuất cảnh, do còn nhiều rủi ro về việc liệu tiêm phòng vaccine có ngăn được tình trạng lây nhiễm hay không, cũng như những quan ngại về tình trạng phân biệt đối xử.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Maira Valley, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại họp báo, bà Harris cho biết WHO dự kiến sẽ đánh giá các vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm và Sinovac (Trung Quốc) để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào cuối tháng 4 này, do chưa đủ dữ liệu.

Tháng trước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước dư thừa vaccine ngừa COVID-19 quyên góp khẩn cấp 10 triệu liều cho chương trình phân phối COVAX. Trước đó, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu vaccine do số ca nhiễm tại nước này tăng đột biến, khiến chương trình COVAX bị thiếu hụt nghiêm trọng vaccine của AstraZeneca do Viện Serum Ấn Độ sản xuất. Người phát ngôn Harris cho biết hiện vẫn chưa có nước nào chủ động ủng hộ vaccine.

Cùng ngày, tạp chí WSJ đưa tin hãng dược phẩm Catalent Inc đã ký thỏa thuận giúp tăng gần gấp đôi công suất sản xuất vaccine của Moderna tại Mỹ. Thỏa thuận trên sẽ tăng công suất sản xuất của nhà máy Catalent Inc tại thành phố Bloomington, thuộc bang Indiana trong tháng này lên 400 ống vaccine/phút.

Tháng trước, Moderna tuyên bố đến cuối tháng 5, hãng sẽ đáp ứng được cam kết cung cấp 100 triệu liều vaccine cho Mỹ và thêm 100 triệu liều vaccine vào cuối tháng 7, thông qua việc bàn giao 40-50 triệu liều vaccine/tháng.

Catalent Inc đã ký thỏa thuận hỗ trợ sản xuất vaccine cho Moderna hồi tháng 6/2020.

Đặng Ánh (TTXVN)
WHO xác nhận khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người sang động vật
WHO xác nhận khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người sang động vật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5/4 đã xác nhận khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ người sang một số loại vật nuôi và động vật hoang dã như chó, mèo, chồn, chó gấu trúc, sư tử và hổ, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của virus đối với các loài động vật khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN