Quyết định được đưa ra sau cuộc họp giữa Basarnas với Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban an toàn giao thông vận tải quốc gia (KNKT), nhóm nhận dạng nạn nhân thảm họa (DVI) và các bên liên quan khác.
Ông Bagus Puruhito, người đứng đầu chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ vụ tai nạn, cho biết việc đưa ra quyết định trên được cân nhắc rất kỹ lưỡng và tổng hợp ý kiến của nhiều cơ quan chức năng. Lý do chính dẫn đến việc phải kéo dài thời gian tìm kiếm, cứu hộ là nhiều thi thể nạn nhân chưa được
Cũng theo ông Bagus Puruhito, trong quá trình mở rộng hoạt động tìm kiếm, Basarnas sẽ tiếp tục đánh giá các phát hiện mới để có được những nhận định chính xác giúp cho việc tìm kiếm hiệu quả và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Basarnas cũng sẽ đánh giá lại các diễn biến trong quá trình tìm kiếm để đưa ra quyết định tiếp theo.
Đây là lần thứ hai Indoesia gia hạn tìm kiếm và cứu hộ chiếc máy bay gặp nạn SJ-182. Lần đầu tiên, Indonesia kéo dàithời gian tìm kiếm, cứu hộ là ngày 15/1, một tuần sau khi chiếc máy bay này gặp nạn. Đến nay, các nhóm tìm kiếm của Indonesia vẫn chưa tìm thấy chiếc hộp đen thứ hai để giải mã nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn của chiếc máy bay này. Các đội thợ lặn và tàu tìm kiếm hiện đại vẫn đang đẩy mạnh hoạt động với hy vọng sớm tìm ra và trục vớt thành công chiếc hộp đen thứ hai này.
Chiều 9/1, chuyến bay SJ-182 đã gặp nạn sau khi cất cánh ít phút và rơi xuống vùng biển ngoài khơi thủ đô Jakarta khi đang thực hiện hành trình từ Jakarta tới thành phố Pontianak, thủ phủ của tỉnh West Kalimantan. Toàn bộ 62 người trên máy bay, gồm 50 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, đã thiệt mạng. Hôm 12/1, các thợ lặn đã vớt được hộp đen ghi lại dữ liệu của chuyến bay (FDR) và các nhà điều tra đã tải thành công dữ liệu từ hộp đen này.
Đây là vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất tại Indonesia kể từ sau vụ máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air rơi xuống vùng biển Java khiến 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng năm 2018.