UNICEF lên án sử dụng trẻ em trong các vụ đánh bom liều chết tại Nigeria

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 18/6, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã kêu gọi các bên liên quan đến cuộc xung đột ở vùng Đông Bắc Nigeria chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công nhằm vào thường dân, ngừng sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột và tuân thủ các nghĩa vụ nhân đạo quốc tế.

Ông Peter Hawkins, đại diện của UNICEF tại Nigeria, đã kêu gọi các bên xung đột bảo vệ và không để trẻ em phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực do xung đột. Ông nêu rõ kể từ năm 2012, các nhóm vũ trang phi chính phủ ở Đông Bắc Nigeria đã tuyển mộ trẻ em, đào tạo các em thành các chiến binh, cưỡng bức các trẻ em gái và có nhiều vi phạm nghiêm trọng khác đối với trẻ em. Một trong những hành động nguy hiểm và dã man nhất, đó là sử dụng trẻ em như một phương tiện để tiến hành các vụ đánh bom liều chết.

Chú thích ảnh
Hiện trường một vụ tấn công tại Dalori, Nigeria. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN

Cụ thể, gần đây nhất, ngày 15/6, các phần tử cực đoan đã kích nổ các thiết bị tự chế gắn trên 2 bé gái và 1 bé trai gần khu vực Konduga của bang Bắc Borno làm 30 người thiệt mạng và 42 người khác bị thương. Đây là lần thứ 5, trẻ em được sử dụng trong các vụ khủng bố kể từ tháng 1/2019. Riêng trong năm ngoái, 48 trẻ em, trong đó có 38 bé gái đã bị buộc tham gia vào các vụ đánh bom tương tự.

Cũng theo UNICEF, trong các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở vùng Đông Bắc Nigeria, hơn 3.500 trẻ em đã được tuyển lựa và sử dụng bởi các nhóm vũ trang phi chính phủ trong giai đoạn từ 2013 - 2017. Từ năm 2014 - 2017, việc sử dụng trẻ em trong các vụ tấn công liều chết của các nhóm vũ trang đã tăng lên đáng kể. Chỉ tính riêng năm 2017, 146 trẻ em, gồm 45 bé trai và 101 bé gái được cho là có liên quan đến các vụ đánh bom khủng bố.

Quang Trường (TTXVN)
UNICEF cảnh báo tình trạng 'học dưới làn đạn' tại Afghanistan
UNICEF cảnh báo tình trạng 'học dưới làn đạn' tại Afghanistan

Ngày 28/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết số vụ tấn công nhằm vào trường học tại Afghanistan đã tăng gần gấp ba lần trong năm 2018, khiến việc đảm bảo giáo dục cho trẻ em tại nhiều vùng của nước này gặp khó khăn. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN