Ukraine ra điều kiện đàm phán với Nga

Ngày 7/3, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán với Moskva, song phía Nga cần phải rút quân trước, tuân thủ các thỏa thuận quốc tế cũng như ngừng hậu thuẫn "các phần tử ly khai và khủng bố".       

Thủ tướng Yatseniuk nói: "Chúng tôi đã bày tỏ thiện chí tiến hành đàm phán với Chính phủ Nga", song ông cũng đưa ra một loạt điều kiện, trong đó gồm cả việc Moskva rút quân và "ngừng hậu thuẫn cho các phần tử ly khai và khủng bố ở Crưm".       

Thượng viện Nga thông báo sẽ tôn trong quyết định của người dân Crưm sát nhập vào nước này. Ảnh: AFP/TTXVN


Ngoài ta, Thủ tướng Yatseniuk còn cho biết ông đã đề nghị tiến hành cuộc điện đàm thứ hai với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Trước đó, hai thủ tướng đã có cuộc điện đàm hôm 1/3 và đó là liên lạc cấp cao duy nhất giữa 2 nước kể từ khi nổ ra khủng hoảng ở Ukraine.

Trong khi đó, truyền thông đưa tin các nhà điều tra đã kết luận rằng lời đe dọa tấn công khủng bố nhằm vào chuyến bay từ Brussels (Bỉ) tới Vienna (Áo) của ông Yatsenyuk chỉ là hung tin.     

Tại Brussels, một cú điện thoại nặc danh cho biết ông Yatsenyuk đang gặp nguy kiểm. Ngay lập tức cảnh sát chống khủng bố đã bao vây máy bay này và hơn 100 hành khách trên máy bay được sơ tán. Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra máy bay và hành lý, song không thấy dấu hiệu khả nghi.     

Trước đó, tối 6/3, ông Yatsenyuk, người vừa tham dự một hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) về cuộc khủng hoảng ở Ukraine tại Brussels, đã đáp chuyến bay trở về Kiev.

Cùng ngày, ngoại trưởng các quốc gia khu vực Trung Âu, Tây Bắc Âu và vùng Bantích đã đồng loạt chỉ trích việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine cũng như cuộc trưng cầu dân ý theo kế hoạch của chính quyền Cộng hòa tự trị Crưm.     

Ngoại trưởng các nước Ba Lan, CH Séc, Slovakia, Hungary (Bộ tứ Visegrad), cùng các nước Tây Bắc Âu và vùng Bantích cùng ngày đã nhóm họp tại thị trấn Narva của Estonia, giáp biên giới Nga. Tuyên bố chung có đoạn: "Ngoại trưởng các quốc gia vùng Tây Bắc Âu, Bantích và khu vực Visegrad hôm nay đã chỉ trích việc xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như cuộc trưng cầu dân ý trái phép về việc sáp nhập Crưm vào Nga".      

Trong khi đó, một nguồn thạo tin cho biết nhóm 40 quan sát viên quân sự của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), từng bị ngăn vào Crưm trước đó, sẽ tiếp tục nỗ lực tiếp cận bán đảo tự trị này. Trong cuộc điện đàm cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barak Obama đã nhất trí hợp tác chặt chẽ về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

TN

Ukraine: Vết đau kinh tế đã bắt đầu được cảm nhận
Ukraine: Vết đau kinh tế đã bắt đầu được cảm nhận

Theo thông tin trên tờ Kommersant-Ukraine, Bộ tài chính lâm thời Ukraine đã sẵn sàng cho một kế hoạch tài chính khắc khổ mà theo đó lương hưu sẽ bị cắt giảm một nửa, từ mức bình quân 160 USD xuống còn 80 USD/tháng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN