Trung Quốc không còn mặn mà với đập thủy điện khổng lồ

Những đập thủy điện khổng lồ tại Trung Quốc đã gây tranh cãi liên quan đến vấn đề lợi ích của năng lượng tái tạo, ngăn chặn nhập lụt và cái giá phải trả về xã hội, môi trường.

Chú thích ảnh
Đập thủy điện Ô Đông Đức. Nguồn: Bloomberg

Tập đoàn Tam Hiệp (Trung Quốc) trong tháng 7 đã khởi động những máy phát điện đầu tiên tại đập thủy điện Ô Đông Đức sâu trong núi tại tỉnh Vân Nam. Ở hạ nguồn sông Kim Sa thuộc tỉnh Tứ Xuyên là Bạch Hạc Than – nhà máy thủy điện lớn cuối cùng của Trung Quốc- dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết hai nhà máy thủy điện Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than sẽ sản xuất nhiều hơn tổng số điện các nhà máy năng lượng Philippines sản sinh ra. Đây là hai đập thủy điện lớn cuối cùng trong xu hướng bùng nổ xây dựng có từ hơn nửa thế kỷ tại Trung Quốc.

Ở thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp thủy điện Trung Quốc đang hướng tới những dự án nhỏ hơn. Các kỹ sư đã cạn kiệt địa điểm phù hợp để đặt những turbine khổng lồ. Ngoài ra, giá thành cạnh tranh từ những năng lượng khác cũng là yếu tố tác động.

Nhà phân tích Frank Yu tại công ty Wood Mackenzie (Anh) cho biết: “Việc phát triển năng lượng tái tạo và nhà máy nhiệt than khá rẻ, do vậy không có lý do để rót lượng lớn tiền phát triển đập thủy điện sâu 2.000 km trong cao nguyên Tây Tạng”. Theo ông Frank Yu, đập thủy điện của Trung Quốc trong tương lai sẽ ngày càng thu nhỏ quy mô.

Một yếu tố đáng cân nhắc khác là tác động đối với môi trường từ những đập thủy điện khổng lồ. Năm 2019, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh sẽ khôi phục môi trường và tạo cơ chế dài hạn để ngăn chặn thảm họa địa lý tại khu vực gần đập Tam Hiệp.

Trung Quốc đã chi hơn 600 tỷ nhân dân tệ (86 triệu USD) kể từ năm 2011 để giảm bớt ảnh hưởng của đập Tam Hiệp đối với những làng mạc gần sông Dương Tử để “kiểm soát hậu quả” môi trường trong khu vực này.

Thời kỳ xây đập thủy điện tại Trung Quốc đã manh nha từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Sau khi đập Bạch Hạc Than hoạt động hết công suất vào cuối năm 2022 thì Trung Quốc được ghi nhận sở hữu 5 trong 10 nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới chỉ trong khoảng thời gian 10 năm.

Theo nhà phân tích Pavan Vyakaranam tại GlobalData, sau Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than, không có bất kỳ đập thủy điện nào công suất lớn hơn 10 gigawatt được xây dựng hoặc lên kế hoạch xin cấp phép tại Trung Quốc.

Câu chuyện tương tự xảy ra tại Mỹ, những đập thủy điện khổng lồ từng giúp nước này thoát khỏi Đại Suy thoái vào cuối thập niên 30. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, thủy điện chỉ cung cấp được hơn 1/3 nhu cầu về năng lượng tại Mỹ. Các công trình thủy điện được xây dựng cao điểm vào thập niên 60 nhưng dần dần giảm tốc. Năm 2020, thủy điện chỉ còn đáp ứng 6,6% nhu cầu năng lượng của Mỹ.

Trong khi những nhà xây dựng đập thủy điện tại Trung Quốc đang thu gọn dụng cụ thì họ lại mở rộng công việc ở nước ngoài. Những ngân hàng phát triển hàng đầu của Trung Quốc đã cấp gần 44 tỷ USD cho các dự án thủy điện toàn cầu kể từ năm 2000.

Nhà phân tích Pavan Vyakaranam tại công ty GlobalData (Anh) đánh giá: “Các công ty thủy điện Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào những nước tại Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc đau đầu vì tác động từ đập Tam Hiệp
Trung Quốc đau đầu vì tác động từ đập Tam Hiệp

Chính phủ Trung Quốc từ lâu khẳng định rằng lợi ích từ đập Tam Hiệp rất quan trọng nhưng trước tình trạng rủi ro về môi trường do công trình này gây ra, từ 2011, Bắc Kinh cam kết đến năm 2020 chi 1,238 tỷ nhân dân tệ để giải quyết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN