Trẻ em Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh ngày 30/10. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Một trong những công ty hưởng lợi lớn nhất trên thị trường tài chính quốc tế là China Child Care, chuyên các sản phẩm chăm sóc da và tóc cho trẻ em. Giá cổ phiếu của công ty này đã tăng 40% trên sàn chứng khoán Hong Kong ngày 30/10. Giá cổ phiếu của các công ty sữa công thức ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục tăng mạnh, dẫn đầu là Beingmate Baby & Child Food, tăng 10% trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến.
Các công ty Nhật Bản cũng hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách trên, khi giá cổ phiếu tập đoàn sản xuất bình sữa Pigeon tăng 10,7%.
Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất đồ trẻ em bắt đầu tăng hôm 29/10 trước khi có thông báo chính thức về thay đổi chính sách trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Hôm 29/10, giá cổ phiếu của công ty Goodbaby International, chuyên sản xuất xe đẩy, ghế an toàn trên ô tô và cũi, đã tăng 7,4% và 2,3% vào ngày hôm sau.
Trong khi đó, trái ngược với xu hướng tăng, giá cổ phiếu nhà sản xuất bao cao su Nhật Bản Okamoto Industries, thương hiệu ưa chuộng của các du khách Trung Quốc khi tới Nhật, giảm 10% trên thị trường Tokyo.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư Credit Suisse ước tính rằng trong giai đoạn 5 năm đầu tiên tính từ năm 2017, việc nới lỏng kiểm soát sinh đẻ của Trung Quốc sẽ khiến nước này có thêm 3-6 triệu trẻ mỗi năm. Báo cáo của Credit Suisse cho hay với chi phí nuôi con hàng năm vào khoảng 40.000 nhân dân tệ, số trẻ ra đời cũng đồng nghĩa với chi phí nuôi trẻ tăng 120-240 tỷ nhân dân tệ/năm, tương đương 4-6% tổng mức hàng hóa bán lẻ của Trung Quốc.
Một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ sinh của Trung Quốc trong thời gian tới có thể không tăng như dự đoán bởi những quan ngại liên quan đến chi phí nuôi con thứ hai và các yếu tố khác.
Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số gần 1,4 tỷ người, có khoảng 16,5 triệu ca sinh mỗi năm. Chính sách một con ra đời năm 1979 để kiềm chế tăng dân số trong thời điểm nghèo đói tràn lan ở Trung Quốc