Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông cáo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nước này cho biết quả tên lửa Triều Tiên phóng sáng 19/10 là loại tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó, hãng thông tấn Kyodo đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tin rằng Triều Tiên đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo ra Biển Nhật Bản. Theo nguồn tin này, hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại vì vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Yonhap cho biết Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng từ một bãi thử gần Sinpo thuộc tỉnh Nam Hamgyong vào lúc 10 giờ 17 phút theo giờ địa phương. Trong một thông cáo gửi báo giới, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nêu rõ: “Các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành một phân tích chi tiết về các thông tin liên quan”.
Theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, Triều Tiên bị cấm thực hiện các vụ thử hạt nhân. Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an cũng cấm Triều Tiên phát triển và thử tên lửa đạn đạo. Theo đó, tên lửa đạn đạo được cho nguy hiểm Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cấm Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo được cho nguy hiểm hơn tên lửa hành trình bởi có thể mang theo trọng tải lớn, có tầm bắn xa và tốc độ nhanh hơn.hơn tên lửa hành trình bởi có thể mang theo trọng tải lớn, có tầm bắn xa và tốc độ nhanh hơn.
Đây là lần thứ hai trong vòng chỉ hơn 1 tháng Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa đạn đạo. Ngày 15/9, Triều Tiên đã thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu hỏa, một bước đột phá trong chương trình phát triển vũ khí của nước này. Đây là một trong những lần thử tên lửa Bình Nhưỡng triển khai liên tiếp trong thời gian qua.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết các tên lửa đạn đạo đó đã bay xa 800km rồi tấn công mục tiêu giả định tại bờ biển phía Đông nước này. Theo KCNA, cuộc thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu hỏa đã được chuẩn bị từ đầu năm nay.
Trong khi hãng tin AP (Mỹ) nhận định hệ thống đường sắt tạo điều kiện để Triều Tiên bí mật di chuyển và phóng tên lửa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hệ thống phóng tên lửa từ tàu hỏa này dễ trở thành mục tiêu khi xảy ra khủng hoảng.
Giáo sư dự bị Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha (Hàn Quốc) đánh giá việc Triều Tiên phóng thử tên lửa phần lớn là nhằm mục đích “phát triển năng lực quân sự và nỗ lực tăng cường đoàn kết trong nước”.
Hội đồng Bảo an LHQ đã triệu tập tham vấn khẩn cấp về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào chiều 15/9 theo yêu cầu của Pháp và Estonia. Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric bày tỏ quan ngại về vụ phóng tên lửa và nhắc lại rằng “can dự ngoại giao vẫn là con đường duy nhất dẫn tới hòa bình bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng được trên Bán đảo Triều Tiên”.
Trước đó, vào sáng 13/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết nước này đã phóng thử tên lửa hành trình trong hai ngày 11 và 12/9. Tên lửa hành trình vốn bay thấp và chậm hơn so với tên lửa đạn đạo. Chúng có thể chuyển hướng trong quá trình bay.
Ngoài ra, việc bay ở tầm thấp đồng nghĩa với việc hệ thống radar trên mặt đất thường chỉ phát hiện ra những tên lửa hành trình trong giai đoạn cuối trước khi chúng tấn công mục tiêu. Thời điểm đó, chúng đã ở độ cao quá thấp, dẫn đến khó tìm được cách đánh chặn thành công.
Các động thái thử tên lửa của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh đặc phái viên hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản có cuộc gặp mặt tại Washington. Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim ngày 18/10 đã nhắc lại lời đề nghị đối thoại với Triều Tiên, khẳng định Washington không có ý định thù địch với Bình Nhưỡng.
Phát biểu tại cuộc gặp, ông Sung Kim nêu rõ Mỹ sẽ nỗ lực tìm kiếm biện pháp ngoại giao với Triều Tiên nhằm thu được những tiến bộ thực chất, qua đó tăng cường an ninh của Mỹ và các đồng minh. Theo ông, Washington "không có ý định thù địch" với Triều Tiên và hy vọng sẽ gặp Bình Nhưỡng mà không kèm điều kiện nào. Tuy nhiên, ông Sung Kim cũng cho rằng các đồng minh của Mỹ "có trách nhiệm thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an", đề cập các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.