Trái đất có nguy cơ bị thiên thạch "tấn công" vào năm 2040 ?

Thiên thạch có tên 2011 AG5, với đường kính khoảng 140 mét, có thể sẽ đi qua gần trái đất đến mức một số nhà khoa học đang kêu gọi thảo luận về biện pháp làm chệch hướng nó để tránh nguy cơ va chạm.

Thiên thạch 2011 AG5 có nguy cơ ảnh hưởng tới trái đất trong 28 năm nữa. Trong hình là minh họa các vật thể gần trái đất. Ảnh Internet.

Nhóm nghiên cứu về các vật thể gần trái đất của Liên hợp quốc (NEOs) đã quan sát những lần tiếp cận gần của 2011AG5 với trái đất và nhận thấy khả năng, dù còn xa, là thiên thạch này có thể va chạm với hành tinh của chúng ta vào năm 2040.

2011AG5 được các nhà khoa học thuộc Đài quan sát Núi Lemmon đặt tại Tucson, bang Arizona (Mỹ) phát vào hiện tháng 1/2011. Tuy đã nắm rõ kích thước của thiên thạch này, nhưng trọng lượng và thành phần cấu tạo của nó thì tới nay vẫn chưa rõ. Nhà thiên văn học Detlef Koschny, thuộc Nhánh các sứ mạng hệ mặt trời của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đặt tại Noordwijk (Hà Lan) cho biết: “2011AG5 là vật thể hiện có nguy cơ cao nhất va chạm với trái đất vào năm 2040. Mặc dù trong các cuộc thảo luận của nhóm 14 (thuộc NEOS), chúng tôi đã kết luận rằng, không cần thiết phải gọi đó là một mối đe dọa thực sự. Nhưng chúng ta nên có ít nhất là một, nếu không phải là hai, cuộc quan sát đầy đủ về quỹ đạo của nó”.

Theo ông Donald Yeomans, giám đốc Chương trình quan sát vật thể gần trái đất của NASA, thì 2011AG5 hiện có xác xuất va chạm với trái đất là 1/625 vào ngày 5/2/2040. Ông Yeomans cho rằng, trong trường hợp xác xuất va chạm không giảm xuống sau khi tiến hành các quan sát bổ sung, thì nên thảo luận về một sứ mạng tác động nhằm đánh chệch hướng của thiên thạch này trước khi nó đi vào “lỗ khóa” năm 2023”.

“Lỗ khóa” (keyhole) là những vùng nhỏ trong không gian gần trái đất, mà khi đi qua nó, quỹ đạo của một vật thể gần trái đất có thể bị rối loạn do ảnh hưởng của trọng lực, đặt ra nguy cơ nó chuyển sang hướng có thể va chạm với hành tinh của chúng ta.

2011 AG5 có thể mắc vào một “lỗ khóa” như vậy khi nó đi qua gần trái đất vào tháng 2/2023, khiến thiên thạch này nằm trong khoảng cách là 0,02 đơn vị thiên văn (tức 2,99 triệu km) so với trái đất. 1 đơn vị thiên văn là khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trời – xấp xỉ 150 triệu km.

Theo một ước tính, "lỗ khóa" 2023, nơi thiên thạch 2011 AG5 phải đi qua và có thể trệch hướng, gây nguy cơ va chạm thực sự với trái đất vào năm 2040, có đường kính gần 100 km.

Thu Hằng

Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska - Kỳ cuối: “Thủ phạm”- thiên thạch hay sao chổi?
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska - Kỳ cuối: “Thủ phạm”- thiên thạch hay sao chổi?

Có nhiều giả thiết lý giải nguyên nhân dẫn đến vụ nổ Tunguska như: Nổ đĩa bay, hố đen, phản vật chất, bom H tự nhiên, nhưng nhiều nhà khoa học nhất trí với giả thiết rằng vào buổi sáng ngày 30/6/1908, một khối đá vũ trụ lớn, bề ngang khoảng 36,5 mét lao vào bầu khí quyển vùng Siberia và phát nổ trên không.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN