Tổng thống Nga Putin: Không cần dỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống

Đài Sputnik (Nga) ngày 10/3 đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đang có bài phát biểu về sửa đổi hiến pháp Nga, ông nhấn mạnh không cần dỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ Tổng thống.

Chú thích ảnh
Tổng thống Putin. Ảnh: TASS

Trong bài phát biểu trên, nhà lãnh đạo Nga đã phản đối đề xuất dỡ bỏ các giới hạn của Hiến pháp đối với số lượng nhiệm kỳ mà một tổng thống có thể phục vụ đất nước. Ông đồng thời cho rằng Hạ viện

"Đề xuất của nghị sĩ Valentina Tereshkova bao gồm loại bỏ quy định số nhiệm kỳ mà một tổng thống có thể phục vụ khỏi hiến pháp là điều dễ hiểu. Thực tiễn này tồn tại ở nhiều quốc gia khác, kể cả trong số các nước láng giềng của chúng tôi", Tổng thống Putin phát biểu trước các nhà lập pháp Duma Quốc gia (Hạ viện Nga). Tuy nhiên, ông cho rằng sẽ là "không phù hợp khi loại bỏ khỏi hiến pháp các giới hạn về số lượng nhiệm kỳ tổng thống".

Trong bài phát biểu trước phiên họp toàn thể của Duma Quốc gia, Tổng thống Putin nêu rõ vấn đề sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng cường chủ quyền và truyền thống quốc gia, đồng thời tạo điều kiện để nước Nga phát triển ổn định, tích cực và tiến bộ về dài hạn.

Theo quy định, Tổng thống Putin sẽ mãn nhiệm vào năm 2024 sau khi nhiệm kỳ thứ 4 kết thúc. Tuy nhiên cùng ngày 10/3, theo hãng tin Nga RIA, đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền tuyên bố ủng hộ một sửa đổi hiến pháp cho phép Tổng thống Putin tiếp tục tranh cử thêm một nhiệm kỳ. Ông Putin trước đó từng bác bỏ khả năng này.

Xung quanh đề xuất trên, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Viacheslav Volodin cho biết, ý tưởng về dỡ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống hoặc cài đặt lại số nhiệm kỳ về mức "0" thông qua sửa đổi hiến pháp nên được đưa ra thảo luận giữa Tổng thống Putin và các nhà lãnh đạo tại Hạ viện.

Hồi cuối tháng 1 vừa qua, Tổng thống Putin đã đệ trình dự luật sửa đổi hiến pháp lên Duma Quốc gia. Những thay đổi mạnh mẽ trong dự luật này nhằm củng cố các điều khoản, bao gồm các nền tảng của hệ thống hiến pháp như các quyền tự do, quyền công dân và quyền con người.

Hạ viện Nga đã ủng hộ dự luật trên trong lần xem xét đầu tiên. Lần xem xét thứ hai với dự luật sửa đổi hiến pháp diễn ra vào ngày 10/3, và lần thứ ba dự kiến ​​vào ngày 11/3.

Ông Putin lần đầu tiên nắm quyền Tổng thống Nga vào ngày 31/12/1999, sau khi Tổng thống đầu tiên của Nga, ông Boris Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức và trao quyền lại cho ông Putin - khi đó giữ cương vị Thủ tướng Nga. Ba tháng sau, ông Putin đắc cử nhiệm kỳ tổng thống lần đầu tiên. Ông tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004.

Do Hiến pháp Nga không cho phép một vị tổng thống tại vị 3 nhiệm kỳ liên tiếp, ông Putin không thể ra tranh cử Tổng thống trong năm 2008. Tại cuộc bầu cử năm 2008, ông Dmitry Medvedev đắc cử Tổng thống và bổ nhiệm ông Putin làm Thủ tướng. Ông Putin trở lại Điện Kremlin vào tháng 3/2012 và bắt đầu nhiệm kỳ thứ 3 (nhiệm kỳ tổng thống Nga lúc này đã được kéo dài thành 6 năm). Chiến thắng trong cuộc đua tranh cử tổng thống hồi năm 2018 đã giúp ông Putin nắm quyền thêm 6 năm nữa (tới năm 2024).

Thu Hằng/Báo Tin tức
Đảng Nước Nga thống nhất ủng hộ sửa đổi Hiến pháp giúp Tổng thống Putin tiếp tục tranh cử 
Đảng Nước Nga thống nhất ủng hộ sửa đổi Hiến pháp giúp Tổng thống Putin tiếp tục tranh cử 

Theo hãng tin RIA của Nga, đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền ngày 10/3 tuyên bố sẽ ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp cho phép Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN