Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt quy chế ưu đãi thuế quan cho Ấn Độ

Ngày 31/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ trong khuôn khổ chương trình Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) kể từ ngày 5/6 tới.

Chú thích ảnh
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington D.C, Mỹ, ngày 16/5. Ảnh: THX/TTXVN

Trong một tuyên bố, Tổng thống Trump cho biết ông muốn hàng hóa Mỹ có thể tiếp cận nhiều hơn vào thị trường quốc gia Nam Á khổng lồ này. Theo ông, New Delhi đã không đảm bảo được sẽ đem đến quyền tiếp cận công bằng và phù hợp cho Mỹ với thị trường của nước này. Do đó, ông quyết định chấm dứt việc coi Ấn Độ là quốc gia đang phát triển được hưởng lợi từ GPS.

Hệ thống GSP miễn thuế cho “một số sản phẩm nhất định” nhập khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng tiêu chí phù hợp, trong đó có việc “cho phép Mỹ tiếp cận thị trường công bằng và thỏa đáng”. Theo số liệu của Quốc hội Mỹ, Ấn Độ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất tư chương trình GPS của Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, với việc xuất khẩu số hàng hóa miễn thuế trị giá 5,7 tỷ USD sang Mỹ vào năm 2017.

Ngày 4/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố xem xét việc chấm dứt cơ chế GSP đối với Ấn Độ, song không tiết lộ thời điểm cụ thể. Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho hay nguyên nhân là vì Ấn Độ đã triển khai nhiều rào cản thương mại “gây ra những tác động tiêu cực và nghiêm trọng” đối với hoạt động thương mại của Mỹ. Trong giai đoạn 2017-2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Ấn Độ là 26,7 tỷ USD.

Mặc dù Chính phủ Ấn Độ chưa đưa ra bình luận nào về động thái của Mỹ, song truyền thông Ấn Độ đưa tin New Delhi đang cân nhắc áp thuế nhập khẩu đối với hơn 20 mặt hàng của Mỹ, trong đó có sản phẩm nông nghiệp và hóa chất.

Đặng Ánh (TTXVN)
Mỹ cam kết theo đuổi Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do
Mỹ cam kết theo đuổi Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do

Bài phát biểu của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trong phiên mở đầu Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục theo đuổi Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIP).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN