Chúng tôi cómay mắn được tiếp chuyện nữ nhà báo lão thành Cuba Marta Rojas sau 44năm ngày bà được trực tiếp phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà cũng là người nước ngoài cuối cùng được gặp Bác trước lúc Bác đi xa.
Marta Rojas kể về những kỉ niệm. |
Đã qua lâu rồi những năm tháng mà nhà báo chiến trường Marta Rojas đã từng đồng hành cùng những người chiến sỹ Việt Nam trong chiến tranh để có thể thấu hiểu cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam, và để viết, viết một cách chân thực và sâu sắc nhất nhằm giúp dư luận thế giới hiểu được phần nào cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người dân Việt Nam. Ngọn lửa của một nhà báo cách mạng ở cái tuổi hơn 80 này vẫn còn cháy rực trong những kỉ niệm của bà khi kể cho chúng tôi về câu chuyện của hôm qua.
“Chúng ta nhất định thắng”
Những năm60 của thế kỷ trước, khi “Ủy banCuba đoàn kếtvới miền NamViệt Nam” ra đời, bà được mời tham gia phụ trách về mảng truyền thông. Thế nhưng, những cuộc phỏng vấn người Việt Nam tại Cuba không thể làm cho bà thỏa mãn. Với tư cách một nhà báo trung thực, muốn viết một cách rành rẽ nhất về Việt Nam, bà thấy cần phải thực sự hiểu về đất nước này, phải được tận mắt chứng kiến cuộc chiến đấu vệ quốc vĩ đại ấy. “Trước hết, không phải ai đó cử tôi đi, mà tôi đã chọn điểm đến lúc đó là Việt Nam”, bà nói. Vậy là bất chấp tất cả bà đã đến với vùng đất đang bị giày xéo bởi bom đạn Mỹ. Và bà đã toại nguyện.
Marta Rojas tại chiến trường Việt Nam. |
Với bất cứai đến Việt Nam, sựtàn phákhốc liệt của bom đạn chắc hẳn làmột trong những hình ảnh gây ấn tượng nhất. Thế nhưng với một nhà báo đã từng ăn ở, thậm chí chứng kiến trực tiếp những trận chiến đấu ác liệt với những người lính bộ đội Cụ Hồ, con người mới là hình ảnh gây ấn tượng không thể nào phai. Bởi chính trong bom đạn tàn khốc ấy, con người Việt Nam lại càng sáng bừng với ý chí quả cảm và quật cường.
Bàkểcho chúng tôi nghe những kỷniệm sâu sắcởchiến trường miền Nam, sự gắn bótựnhiên giữa những người cùng chiến hàođánh Mỹ, vàcảsựhi sinh sáng ngời - tấm gương của những đồng chí mà bà vinh dự được sát cánh chiến đấu.
“Giữa cuộc chiến đấu khốc liệt, những người lính Việt Nam có cái nhìn rất lạc quan về tương lai của cuộc chiến đấu chính nghĩa là sẽ chiến thắng, và mọi người Việt Nam, từ già đến trẻ, từ trai đến gái đều sẵn sàng hy sinh cho thắng lợi cuối cùng, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đại diện cho họ khẳng định ‘chúng ta nhất định sẽ thắng’, và thực tế đã chứng minh điều đó”, Marta cười lớn.
Buổi phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau 4 năm với nhiều chuyến công tác khác nhau đến Việt Nam, ước mong của nữ nhà báo Marta Rojas đã trở thành hiện thực. Một ngày tháng 7/1969, “Hoàng Tùng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân gọi điện báo với tôi rằng đúng 6 giờ sáng hôm sau Bác Hồ sẽ tiếp đồng chí”, bà nói với chúng tôi với nụ cười hể hả. Và rằng: “Lúc ấy tôi cảm thấy không có niềm vui nào lớn hơn với mình trước buổi tiếp xúc với Bác Hồ, vị lãnh đạo của nhân dân Việt Nam anh em mà tôi hằng mong mỏi”. Với Marta, đây cũng chính là món quà hết sức bất ngờ mà đầy ý nghĩa trong cuộc đời làm báo của bà.
Marta Rojas với các chiến sỹ Việt Nam. |
Bàkểlại từng chi tiết của ngày hômđó, tưởng tượng của bàra sao trước khi được gặp Bác, giây phútđầu tiênđược gặp Bácthế nào. Bà vẫn nhớ như in Bác mặc một bộ lụa trắng giản dị, và chào bà rất chuẩn xác bằng tiếng Tây Ban Nha “Buenos días!”. Trong câu chuyện kéo dài hơn hai tiếng rưỡi ấy, chi tiết mà bà không thể quên ở Hồ Chủ tịch đó là tấm lòng của Bác đối với nhân dân miền Nam qua câu “miền Nam trong trái tim tôi”.
Và cuộc phỏng vấn bất ngờ ở chỗ, bà đã trở thành người được Bác Hồ phỏng vấn. Bác hỏi bà đã từng đến biên giới Bắc - Nam, vậy lá cờ miền Bắc ra sao, còn mới không? Khi nhận được câu trả lời của bà rằng lá cờ vẫn còn mới, Bác nói “tôi mong cho lá cờ sẽ luôn mới như vậy”. Đối với bà, chỉ cần một chi tiết ấy thôi cũng đủ để bà cảm phục về tấm lòng hết mình vì dân tộc của “đồng chí Hồ Chí Minh”, hay sau này bà và các đồng chí Cuba của mình vẫn âu yếm gọi Bác Hồ.
Vàcâu chuyện vềmón quà màMarta đã mang sang Việt Nam, giữ rất lâu chờ đến dịp gặp Bác để có thể tận tay trao cho Người. Đó là chiếc gạt tàn bằng đồng. Tiếc thay, Bác bảo lúc đó, Bác đã bỏ thuốc lá rồi, nhưng cũng chính vì lý do này mà Marta lại cảm phục cách xử sự của Người. Bác nói Bác đã không hút thuốc lâu rồi, nhưng vật nào cũng có thể sử dụng được. Và Người đã đặt những cái ghim đang kẹp giấy trên bàn ra, để vào chiếc gạt tàn đó…
Việt Nam của Bác Hồ sau ngày giải phóng
Với Marta, hình ảnh đẹp nhất của sự thống nhất đất nước Việt Nam đó là sự lưu thông trên con đường nối hai miền. Kể từ thời điểm người dân Việt Nam có thể tự do đi lại từ Bắc vào Nam rồi lại từ Nam ra Bắc, đất nước Việt Nam đã thực sự thống nhất. Và khi công dân Việt Nam sử dụng một loại thẻ thông hành duy nhất, không còn phân biệt giữa thẻ miền Bắc và thẻ miền Nam, bà nói “đấy chính là ước nguyện của Bác Hồ”. Phải yêu mến Bác đến nhường nào, phải hiểu được tấm lòng bao la của Người, phải hiểu được cuộc chiến tranh Việt Nam, Marta mới có thể nói ra những điều ấp ủ bao lâu như vậy.
Marta Rojas (1931, Santiago, Cuba) là nhà văn, nhà báo lão thành Cuba. Bà là phóng viên chiến tranh, nhà báo nữ đầu tiên của Cuba và châu Mĩ Latinh tại chiến trường miền Nam Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1965 - 1975. Trong thời gian đó bà đã từng ở Việt Nam hơn 10 lần và đã có rất nhiều bài báo phản ánh một cách chân thực về hình ảnh đất nước Việt Nam trong chiến tranh để phần nào giúp thế giới hiểu hơn về cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Hiện bà là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam. |
Bà kể rằng, vào năm 1985 gì đó, bà có dịp được quay lại đất nước Việt Nam lần nữa. Bà được các đồng chí Việt Nam đưa về khách sạn mà những lần trước bà đã được ở, nhưng khi về đến nơi bà mới ngỡ ngàng bởi chưa đi qua một cây cầu. “Riêng cái này thì tôi nhớ rõ như in, muốn về đến khách sạn thì phải đi qua một cây cầu sắtđược xây dựng từ những năm Pháp thuộc bắc qua sông Hồng. Đó là con đường duy nhất”. Nhưng khi bà hỏi lại các đồng chí đã hộ tống bà về đến nơi mới vỡ lẽ “Marta, cây cầu ấy bây giờ là một kỉ vật của bảo tàng rồi, chúng ta vừa đi qua một cây cầu mới xây khác”. Các đồng chí cười lớn. Bà cũng vậy. Hóa ra đất nước Việt Nam của Bác Hồ chỉ ít năm sau bom đạn lại có thể chuyển mình nhanh đến vậy.
Việt Nam ngày nay đổi mới từng ngày từng giờ. Trong những lần có dịp trở lại nước bạn gần đây nhất, sự phát triển không ngừng ấy luôn làm cho bà cảm thấy thán phục. Đất nước từng bị tàn phá bởi bom đạn trong suốt hàng chục năm giờ đây đã là nước xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ hai thế giới và còn đạt được rất nhiều thành tựu khoa học, kinh tế khác.
Vàkhông biết liệu Marta có biết không? Giờ đây Việt Nam đã có đến 5 cây cầu bắc qua sông Hồng…
Hồng Hoa