Trong phán quyết, Tòa án Hiến pháp Thái Lan khẳng định các nhà lập pháp ở cả Hạ viện và Thượng viện Thái Lan có thẩm quyền và nghĩa vụ sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, phán quyết cho rằng cần tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc để xem liệu đa số người dân có ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp hay không.
Trong trường hợp người dân ủng hộ sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân thứ nhất, một Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp sẽ được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là sửa đổi hiến pháp. Sau đó, cuộc trưng cầu lần hai sẽ được tiến hành để lấy ý kiến về việc thông qua hoặc bác bỏ điều lệ sửa đổi.
Liên minh cầm quyền do đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (Palang Pracharath) đứng đầu và khối đối lập do đảng Pheu Thai đứng đầu đã đưa ra các đề xuất sửa đổi hiến pháp ban hành năm 2017, hướng tới một hiến pháp "dân chủ hơn và ít phức tạp hơn".
Dự kiến, từ ngày 17/3 tới, Quốc hội Thái Lan sẽ triệu tập các phiên họp bất thường để thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp.