Đảo Điếu Ngư/Senkaku nhìn từ trên cao. |
Tờ “Asahi Shimbun” của Nhật Bản vừa tiết lộ trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng 9/2012, hai bên đã đạt được nhận thức chung rằng “Hiệp ước Đảm bảo An ninh Nhật-Mỹ” thích ứng với trường hợp quần đảo Senkaku tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và đề ra phương án chung ứng phó với trường hợp Senkaku xảy ra vấn đề.
Phương án này giả thiết có thế lực vũ trang ngụy trang làm ngư dân đổ bộ, chiếm giữ Senkaku và đề ra quá trình ứng phó với tình huống trên theo 4 bước, gồm: Tăng cường tàu truyền, máy bay làm nhiệm vụ cảnh giới ở xung quanh, ngăn chặn kẻ địch đổ bộ lên đảo; khi lực lượng vũ trang của kẻ địch đổi bộ lên đảo với quy mô nhỏ, Mỹ-Nhật sẽ ngăn chặn lực lượng tăng viện của kẻ địch tiếp cận, cắt đứt đường tiếp tế hậu cần của chúng.
Tiếp đó, các đòn tấn công bằng pháo binh và không quân… sẽ được thực hiện nhằm vào lực lượng đã đổ bộ lên đảo và cuối cùng là lực lượng quân sự Mỹ-Nhật sẽ đổ bộ, chiếm lại đảo.
Theo báo trên, phương án này do Cục Tham mưu Liên quan Phòng vệ Nhật Bản và Bộ Tư lệnh quân Mỹ đóng tại Nhật phối hợp đề ra, không sử dụng các từ ngữ như “Trung Quốc” hay “Senkaku”…, mà sử dụng ám ngữ chung của Mỹ-Nhật.
Phương án đã được hai bên ký kết, được Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Nhật Bản, liệt vào hàng tối mật, chưa từng công khai ra bên bên ngoài. Nhưng sau này do Đảng Dân chủ đánh mất chính quyền vào tay Đảng Tự do Dân chủ, cho nên, phương án chưa thành kế hoạch tác chiến thực sự.
Sau khi ông Shinzo Abe thuộc Đảng Tự do Dân chủ lên cầm quyền, trong cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Mỹ vào tháng 11/2015, hai bên đồng ý bắt đầu đề ra kế hoạch tác chiến cụ thể.
Dẫn tiết lộ của một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tờ “Asahi Shimbun” cho biết thêm kế hoạch mới lấy phương án năm 2012 làm nền tảng, gắn thêm một số nội dung về việc sử dụng lực lượng quân sự sau khi thực thi quyền phòng vệ tập thể và Luật Bảo đảm An ninh.
Quan chức trên còn tiết lộ thêm kế hoạch mới lấy quần đảo Tây Nam Nhật Bản làm “vũ đài” tác chiến nhằm chuẩn bị ứng phó với việc Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn.