Thổ Nhĩ Kỳ đặt câu hỏi về lãnh thổ của châu Âu

Sau Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt nghi vấn về vấn đề biên giới lãnh thổ của châu Âu, điều khiến EU "đau đầu".

Chú thích ảnh
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Ảnh: AP

Theo trang tin châu Âu Euractiv.com, một biên bản ghi nhớ về thăm dò hydrocacbon trên biển mới được ký kết giữa Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya và Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai đặt câu hỏi về lãnh thổ của EU, đang gây thêm đau đầu ở Brussels trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Thỏa thuận sơ bộ về thăm dò năng lượng trên được coi là bước tiếp theo của một biên bản ghi nhớ giữa hai nước vào năm 2019. Thỏa thuận đặt câu hỏi về vùng lãnh hải của Hy Lạp ở phía Nam đảo Crete và đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ.

EU, Washington và Athens đều lên án thỏa thuận này, cho rằng nó gây mất ổn định khu vực, xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia thứ ba, không tuân thủ Luật Biển và không thể tạo ra bất kỳ ràng buộc pháp lý nào cho các quốc gia thứ ba.

Kể từ Mùa xuân Ảrập, Libya đã phải đối mặt với bối cảnh chính trị mong manh khi có hai chính phủ đối địch: Chính phủ thống nhất quốc gia có trụ sở tại Tripoli đã ký thỏa thuận với Ankara và Chính phủ ổn định quốc gia có trụ sở tại Sirte.

Trong khi đó, Ankara ngày càng công khai đặt câu hỏi về chủ quyền của các hòn đảo Hy Lạp. Đặc biệt, nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Devlet Bahçeli, gần đây cho biết chủ quyền của các đảo Dodecanese và Bắc Aegean là của Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải của Hy Lạp.

Một nguồn tin EU cho biết Brussels đang theo dõi chặt chẽ sự leo thang ở Địa Trung Hải và không muốn đối mặt với một mặt trận bất ổn khác sau cuộc xung đột Nga - Ukraine ở phía Đông châu Âu.

Trong quá khứ, các quốc gia thành viên EU đã chia rẽ về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ do lợi ích cá nhân khác nhau của họ. Ví dụ, trong giai đoạn 2015-2019, 43% lượng vũ khí nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ đến từ Italy và Tây Ban Nha.

Căng thẳng gia tăng hiện nay diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục chiếm đóng một phần ba phía Bắc của Síp (Cyprus), cũng là một quốc gia thành viên EU. Việc giải quyết vấn đề này đã bị đình trệ trong nhiều năm, khiến đất nước bị chia cắt bởi một đường biên giới được canh phòng cẩn mật.

Tuần này, đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc tại Síp Colin William Steward cho biết vấn đề sẽ không sớm được giải quyết.

Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Roberta Metsola cũng phát biểu: “Châu Âu không thể thực sự toàn vẹn chừng nào Síp vẫn còn bị chia rẽ". 

Trong khi đó, Tổng thống Erdogan chỉ nhắc lại lời kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận cái gọi là “Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Síp”.

Công Thuận/Báo Tin tức
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng

Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Azerbaijan - Thổ Nhĩ lần thứ 2 diễn ra tại Istanbul, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Thổ Nhĩ Kỳ, ông Fatih Donmez, cho biết với các hiệp định song phương sắp được ký kết, hợp tác năng lượng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sẽ được nâng lên tầm cao mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN