Thí nghiệm kéo dài 85 năm

Đó là thí nghiệm theo dõi hắc ín nhỏ giọt do cố giáo sư Thomas Parnell thuộc trường Đại học Cambridge (Anh) bắt đầu từ năm 1927. Thí nghiệm này nhằm chứng tỏ hắc ín – một chất có vẻ ngoài là chất rắn cấu tạo từ hydro cácbon và có thể dùng búa đập vỡ - thực ra là chất lỏng và có thể chảy nhỏ giọt.

 

Giáo sư John Mainstone đứng cạnh phễu thủy tinh đựng cục hắc ín. Ảnh: Internet

 

Kể từ năm 1927 đến nay, cục hắc ín được mang ra làm thí nghiệm mới chỉ nhỏ 8 giọt. Giọt cuối cùng đã rơi xuống cách đây 12 năm. Thí nghiệm này được ghi nhận là thí nghiệm kéo dài nhất thế giới và dự kiến phải một thế kỷ nữa mới hoàn thành.

 

Năm 1927, một cục hắn ín đen đã được đặt vào cái phễu thủy tinh để chờ nó nhỏ giọt và kết quả hiện được theo dõi qua webcam. Những năm mà cục hắc ín đã nhỏ giọt là 1938, 1947, 1954, 1962, 1970, 1979, 1988 và 2000.

 

Hiện giáo sư John Mainstone thuộc trường Đại học Queensland, bang Brisbane (Ôxtrâylia) là người giám sát thí nghiệm nói trên. Phễu thủy tinh đựng cục hắc ín đã được trưng bày cho mọi người xem ở trường đại học này.

 

 

Thùy Dương

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN