Thấy gì từ việc người cao tuổi Hàn Quốc làm 3 việc một lúc để trang trải cuộc sống?

Hàn Quốc có tỷ lệ người cao tuổi nghèo khó cao nhất trong trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Chú thích ảnh
Người cao tuổi xếp hàng chờ tư vấn tại một hội chợ việc làm ở Suwon, Gyeonggi. Ảnh: NEWS1

Ở độ tuổi 69, bà Kim Jung-mi làm ba công việc một lúc: bà nhận đưa đón một cậu bé 2 tuổi đến trường mẫu giáo trong ba tiếng các ngày trong tuần, với tiền lương tính theo giờ là 9 USD, rửa rau tại một cửa hàng bán kim chi và thi thoảng dắt chó hàng xóm đi dạo.

Những công việc không tên của nhóm người cao tuổi đã giúp Hàn Quốc ghi nhận mức thất nghiệp thấp kỷ lục trong tháng 2 vừa qua, với 2,7%. Gần một nửa số việc làm được thêm vào có người lao động từ 60 tuổi trở lên.

Tại Hàn Quốc, cứ 3 người trên 64 tuổi thì có một người vẫn đang làm việc, tỷ lệ này cao nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). 

Báo cáo của OECD cho biết năm 2020 có 34,1% người Hàn Quốc từ 65 tuổi trở lên vẫn đang làm việc, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số 33 quốc gia thành viên OECD và gấp hơn 2 lần mức trung bình 14,7% của tổ chức này.

Theo kết quả một cuộc khảo sát riêng tiến hành năm 2018, Hàn Quốc có tỷ lệ người cao tuổi nghèo cao nhất trong OECD, với khoảng 43,4% người từ 65 tuổi trở lên sống dưới mức nghèo khổ (tức là thu nhập dưới 50% mức thu nhập trung bình). Tỷ lệ người cao tuổi nghèo ở Hàn Quốc ở mức 15,7%, cao hơn khoảng 3 lần mức trung bình của OECD.

Giới chuyên gia nhận định số lượng người cao tuổi phải làm việc tăng lên phản ánh sự mong manh của nền kinh tế trong nước. “Tôi biết lương tôi thấp so với những người trẻ hơn, nhưng tôi có thể làm gì nếu tôi không nắm bắt cơ hội này. Nghỉ hưu? Tôi không chắc liệu mình có thể làm điều đó hay không. Tôi sẽ làm việc lâu nhất có thể", bà Kim chia sẻ.

Tuy nhiên, không có công việc nào của bà Kim đi kèm với chế độ an sinh xã hội hay cơ hội để tăng lương. Những công việc như này cũng không làm tăng tỷ lệ tiêu dùng tại Hàn Quốc vì nhiều người trong độ tuổi của bà Kim đang làm việc để thoát nghèo.

Thực trạng trên cho thấy vấn đề già hóa dân số lâu nay mà nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á vẫn luôn phải đối mặt. Tỷ lệ dân số cao tuổi tăng nhanh gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với tài chính công, vì ngày càng có nhiều người cần hỗ trợ phúc lợi xã hội trong khi nguồn thu từ thuế giảm cùng với lực lượng lao động ngày càng thu hẹp.

Ông Yoon Jee-ho, một nhà kinh tế học làm việc tại Seoul, nói rằng tỷ lệ nghèo cao cho thấy sự yếu kém trong cơ cấu kinh tế. “Tỷ lệ nghèo ở những người trên 65 tuổi của Hàn Quốc cao hơn so với các nền kinh tế lớn khác, một phần do hệ thống lương hưu hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu cũng như khoản tiền tiết kiệm cá nhân không có”, chuyên gia giải thích.

James Cho, Giám đốc điều hành của nền tảng di động Hàn Quốc "Pleasehelp” giúp những người lao động tìm việc với công việc lặt vặt, cho biết khách hàng của ứng dụng có cả những người sắp nghỉ hưu và những người 20, 30 tuổi.

"Không có ranh giới về tuổi tác; miễn là một người có thể sử dụng điện thoại thông minh, người già cũng có thể kiếm tiền", ông Cho liệt kê các công việc được rao trên trang tuyển dụng bao gồm bắt gián, giao hàng.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Nỗ lực thuê người lao động cao tuổi của các công ty Nhật Bản
Nỗ lực thuê người lao động cao tuổi của các công ty Nhật Bản

Tại một xã hội đang già hóa như Nhật Bản, ngày càng có nhiều công ty mở rộng chính sách tuyển dụng đối với người trên 70 tuổi sau khi luật lao động sửa đổi có hiệu lực từ năm ngoái.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN