Tác động của việc cắt giảm khí đốt Nga với nền kinh tế Italy

Khí đốt của Nga có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp của Italy.

Chú thích ảnh
Một nhà máy khí tự nhiên ở Vùng Irkutsk, Nga. Ảnh: Reuters

Theo trang tin Euractiv.it (Italy) ngày 30/5, trong khi tranh luận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga gây chia rẽ EU, ngành công nghiệp Italy cảnh báo rằng việc cắt giảm khí đốt có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này.

Theo báo cáo của Confindustria, hiệp hội đại diện cho các ngành công nghiệp Italy, nếu nước này ngừng mua khí đốt của Nga vào tháng 6/2022, GDP của Italy có thể giảm 2%.

Báo cáo nêu rõ: “Việc ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga có thể có tác động rất mạnh đến nền kinh tế Italy vốn đã suy yếu. Phân tích, sử dụng mức tiêu thụ khí đốt hàng tháng vào năm 2021 làm cơ sở tính toán, dự đoán GDP sẽ giảm 2% nếu nhập khẩu khí đốt từ Nga ngừng vào tháng 6/2022, ngay cả khi các nguồn cung cấp thay thế dần có sẵn vào mùa Đông tới dựa trên các thỏa thuận và dự án khác nhau mà Italy đã tham gia”.

Báo cáo lưu ý, cuộc xung đột ở Ukraine đang khiến triển vọng tăng trưởng tiêu cực trong Quý II/2022 đối với Italy, đồng thời cho biết thêm: “Hiệu ứng mạnh như vậy sẽ gây ra sự thiếu hụt lớn về khối lượng khí đốt cho ngành công nghiệp và dịch vụ và tăng thêm chi phí năng lượng”.

EU có kế hoạch tăng tốc các nỗ lực nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan đã cắt đứt quan hệ khí đốt với Nga sau khi từ chối thanh toán cho Gazprom bằng đồng rúp.

Tuy nhiên, với việc Nga là nhà cung cấp năng lượng chính của Italy trong những năm gần đây và chiếm 40% nhu cầu của nước này, ngành công nghiệp Italy đang lo ngại về kế hoạch cắt giảm nguồn cung năng lượng từ Nga.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát, Rome đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho năng lượng của Nga. Họ đã củng cố quan hệ đối tác năng lượng với Algeria bằng cách ký kết các thỏa thuận nhằm tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và đẩy nhanh sự phát triển của các mỏ khí đốt và hydro xanh ở Algeria.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp của Nga vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn. Trong trường hợp ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga, “trong 12 tháng từ tháng 4/2022 – 3/2023, nguồn cung thiếu hụt sẽ là 18,4% lượng tiêu thụ của Italy”, Confindustria dự báo. Năm ngoái, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của Italy, cung cấp 29 tỷ mét khối, tương đương 40% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của nước này.

Công Thuận/Báo Tin tức
Italy bỏ quy định yêu cầu xuất trình thẻ xanh COVID-19 khi nhập cảnh
Italy bỏ quy định yêu cầu xuất trình thẻ xanh COVID-19 khi nhập cảnh

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 30/5, Bộ Y tế Italy tuyên bố hủy bỏ yêu cầu những người nhập cảnh nước này phải xuất trình thẻ xanh COVID-19, bằng chứng về việc đã tiêm vaccine, mới khỏi bệnh trong vòng 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN